Tình huống sau minh họa kỹ năng của một bà mẹ trong việc ngăn một vấn đề
liên quan đến bài tập về nhà của con trở thành một cuộc cãi vã: Helen, 11
tuổi, đứng dậy khỏi bàn học và nói với mẹ một cách đầy thách thức: “Con
không muốn làm bài tập nữa. Con quá mệt rồi.”
Phản ứng thông thường sẽ là: “Ý con là gì, con không muốn làm bài tập hả?
Con chẳng bao giờ mệt khi chơi cả. Chỉ có bài tập về nhà là khiến con mệt
mỏi thôi. Hãy coi chừng nếu mẹ thấy con mang về nhà tờ kết quả học tập
chẳng ra gì.”
Thay vào đó, mẹ Helen trả lời bằng sự cảm thông với con gái: “Mẹ thấy là
con bị mệt. Con đã học bài rất chăm chỉ. Hãy quay trở lại học tiếp khi con đã
sẵn sàng nhé.”
Thái độ của cha mẹ với nhà trường và thầy cô cũng có thể ảnh hưởng tới thái
độ của trẻ với bài tập về nhà. Nếu cha mẹ thường xuyên chì chiết nhà trường
và coi thường thầy cô giáo, trẻ sẽ rút ra những kết luận tương tự. Chúng ta
nên tôn trọng vị trí của thầy cô và ủng hộ những chính sách liên quan đến bài
tập về nhà. Khi thầy cô nghiêm khắc, cha mẹ sẽ có cơ hội tuyệt vời để thể
hiện sự cảm thông với trẻ.
“Quả là một năm học không dễ dàng – thật nhiều bài tập quá!”
“Năm học này thật là khó.”
“Cô ấy chắc hẳn là một cô giáo nghiêm khắc.”
“Mẹ nghe nói là cô ấy yêu cầu rất nhiều.”
“Mẹ nghe nói cô ấy đặc biệt khó khăn với bài tập về nhà. Mẹ nghĩ là sẽ có rất
nhiều bài tập về nhà trong năm nay.”
Điều quan trọng là tránh gây ra những tranh cãi thường nhật vì chuyện bài tập
về nhà, giống như: “Hãy nhìn đây này, Amber, từ nay trở đi con sẽ phải làm
bài tập chính tả vào mỗi buổi chiều, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Con không
được chơi và xem tivi nữa.” hoặc “Roger! Mẹ phát ốm và mệt mỏi vì phải
nhắc nhở con làm bài tập. Giờ thì bố con sẽ theo dõi con và con sẽ phải tập
trung vào việc của mình. Con sẽ hối tiếc nếu không chịu làm như thế.”
89