mình. Một mặt, không muốn họ quay lại với ta chỉ vì bổn phận mà vì đã chọn ta!
Ta thừa biết rằng tình yêu vốn tự do, yêu mà bị ép uổng, bị hàng phục thì chẳng
phải là yêu nữa. Nhưng thật đáng sợ khi phải tìm nơi chốn cho thứ tự do yêu
đương ấy.
Nếu tôi gặp vợ chồng Polly – Nigel sớm hơn thì tôi hẳn sẽ chỉ quan tâm đến
sự tổn thương của người vợ và sự phản bội của người chồng, chứ không quan tâm
đến những biểu hiện ghen tuông. Xin cảm ơn công trình nghiên cứu của
Scheinkman vì đã soi sáng cái cảm xúc ghen tuông bị biệt đày này, và vì đã nhắc
nhở tôi rằng: ngoại tình không chỉ phá vỡ những cam kết hôn nhân mà còn đập
tan tành những con tim.
Chấn thương - Hay kịch tính
Ngày nay, khi bàn về ngoại tình, ta cần thừa nhận vị trí trung tâm của tình
yêu. Ghen tuông giúp mở ra một cánh cửa cho cuộc đối thoại về tình yêu.
Ghen tuông đôi khi có thể quật ngã ta, có thể gây ra những cuộc ẩu đả, có
thể giết chết tình cảm, nhưng cũng có khi ghen tuông thổi bùng chút tro tàn còn
sót lại của mối quan hệ và thắp lại ngọn lửa yêu đương.
Trong quyển sách Romantic Jealousy: Causes, Symptoms, Cures (tạm dịch:
Ghen tuông vì tình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị), Ayala Malach
Pines viết: “Ghen tuông là bóng ma của ái tình”. Khi ta ghen, có nghĩa là ta trân
trọng người kia và mối quan hệ của cả hai. Khi đưa ý niệm này vào một buổi trị
liệu, tôi đã nhắc các cặp đôi như anh chị Nigel – Polly rằng một cuộc tình vụng
trộm không chỉ vi phạm cam kết hôn nhân mà còn là một trải nghiệm của tình
yêu bị cấm cản.
Cô Sissa mô tả rằng cảm giác ghen tuông của cô “rất sống động”, không thể
nào che giấu được. Cô viết: “Vừa kiên cường chịu đựng nỗi đau bị phản bội, vừa
khiêm nhường nhìn nhận ra sự yếu ớt của bản thân”. Thú vị thay, tôi tìm thấy
nguồn gốc của từ ghen tuông là từ zelos trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là nhiệt huyết.
Tôi thích khái niệm này vì tôi có thể chia sẻ nó cho mọi người như một “vũ khí”
để họ chủ động chiến đấu trên chiến trường ngoại tình chứ không phải an phận
nạn nhân.
Nhiều cặp đôi chào đón cách hiểu này vì họ thà xem mình như nhân vật
chính trong câu chuyện tình lỡ còn hơn là những thành phần của một thể chế đã
thất bại. Kịch bản “Anh là chồng em nên anh nợ em sự chung thủy” đã không