NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 103

Nói ít. Chuyện này vô cùng quan trọng. Khổng Tử nói: “Lời đã nói ra

xe bốn ngựa kéo cũng đuổi không kịp.” Chẳng phải đáng sợ lắm sao!

Không nói về lỗi lầm của người khác. Người xưa có câu: “Lúc nào

cũng phải kiểm điểm bản thân thì còn đâu thời gian mà đi kiểm điểm người

khác.” Khổng Tử từng dạy: “Nên nghiêm khắc với bản thân, khoan dung

với người khác.” Những điều này thường không dám quên.

Không che giấu tội lỗi của mình. Chúng ta phải biết che giấu lỗi lầm là

một việc rất đáng xấu hổ.

Không lặp lại tội lỗi. Nếu chúng ta làm điều có lỗi với người khác, thì

phải thấy hổ thẹn và e sợ. Hãy thành thật sám hối. Không được vì giữ thể

diện mà ngậm miệng không nói, tự dối gạt mình, tránh lặp lại sai lầm.

Nghe phỉ báng không biện giải. Người xưa có câu: “Sao phải tức vì bị

phỉ báng? Không cần biện giải, chịu thiệt một chút, ít ra không phải chịu

thiệt lớn.” Sau nhiều trải nghiệm trong hơn 30 năm qua, tôi tin rằng điều

này là thật.

Không giận dữ. Thói quen giận dữ không dễ gì từ bỏ. Hiền nhân từng

nói: “20 năm trị một chữ nộ, vẫn chưa xóa được tận cùng.” Nhưng chúng ta

không thể không cố gắng trị nó. Trong kinh Hoa Nghiêm có viết: “Một ý

nghĩ giận dữ có thể dẫn đến vạn nghiệp chướng.” Đáng sợ lắm thay!

“10 điều sửa đổi” mà đại sư nhắc đến đáng để chúng ta đọc lại, ngẫm

nghĩ nhiều lần. Như vậy mới có thể trở thành người có tu dưỡng chân

chính.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.