ra, hằng ngày khi chuẩn bị đi ngủ, phải ngẫm nghĩ về những chuyện mà
mình đã làm trong ngày, tốt nhất là có thể viết nhật ký hằng ngày.
Sửa đổi. Sau khi tự kiểm điểm, nếu biết là sai, thì cố mà sửa. Sửa sai là
chuyện cực kỳ quang minh chính đại, đủ để thể hiện nhân cách vĩ đại.
Tiếp theo tôi vốn muốn giải thích với mọi người về trải nghiệm của
mình trong hơn 50 năm sửa đổi hướng thiện, nhưng những trải nghiệm ấy
quả thực rất nhiều, không thể kể hết. Nay xin lấy 10 điều mà người
thường không mấy chú ý để nói cùng các vị. Con số 10 cũng thường được
nói đến trong kinh Hoa Nghiêm để biểu thị ý nghĩa vô tận.
Khiêm tốn. Người thường không phân thiện ác, không e ngại nhân quả,
tuyệt đối không thừa nhận rằng mình có lỗi, nói chi đến việc sửa sai?
Nhưng cổ nhân thánh hiền thì không như vậy. Khổng Tử nói: “Hay chuyện
nhân nghĩa mà không làm theo, biết điều bất thiện không sửa đổi, đó là
những mối lo lắng của ta.” Thánh hiền còn khiêm tốn như vậy, sao chúng
ta có thể tự mãn cao ngạo được!
Cẩn thận khi một mình. Tất cả mọi việc chúng ta làm đều bắt nguồn từ
những suy nghĩ trong lòng. Không có chuyện gì là Phật Bồ Tát và các quỷ
thần không thấy không biết. Nếu lúc nào cũng ý thức được điều này thì tự
khắc không dám làm xằng làm bậy. Tăng Tử viết: “Mười mắt nhìn vào,
mười tay chỉ vào, đáng sợ lắm thay!” Nhớ lấy điều này chớ quên.
Khoan dung. Điều cấm kỵ ở đời là cay nghiệt mưu lợi. Lời dạy của
người xưa rất nhiều, nên không ghi rõ ra nữa.
Chịu thiệt. Người xưa có câu: “Ta không biết thế nào là quân tử, nhưng
chuyện gì cũng sẵn sàng chịu thiệt thì hẳn là bậc quân tử. Ta không biết thế
nào là tiểu nhân, nhưng chuyện gì cũng muốn chiếm lợi thì ấy chính là tiểu
nhân.”