NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 101

động, ngài lập tức viết thư trả lời, bày tỏ: “Xin lập tức tuân mệnh đóng cửa

tĩnh tu, từ bỏ mọi thứ…” và tỏ rõ sự sám hối trong buổi họp các bạn đồng

môn Phật giáo ở Dưỡng Chính Viện - Thừa Thiên Tự - Tuyền Châu.

Không lâu sau, đại sư ngồi thuyền men theo suối từ Tuyền Châu đến

thẳng Vĩnh Xuân, đích thân đến Bồng Hồ quê hương của cậu bé để gửi lời

hỏi thăm. Sau đó ngài tĩnh tu ở tịnh xá chùa Phổ Tế - Bồng Sơn. Trên cửa

phòng đề “Thập lợi luật viện”, rồi ngài lại viết trên cửa 8 chữ “Bế môn tư

quá, y giáo quan tâm” (Nghĩa là: đóng cửa tự kiểm điểm, xét lại lòng mình

theo lời dạy của Phật) và ở miết trong đó 572 ngày. Đây là nơi đại sư ở lâu

nhất trong hơn 10 năm ở Phúc Kiến. Trong thời gian đó, ngài đã từ chối

tất cả tiệc tùng, thư từ của bạn bè niêm phong cất hết vào kho, chỉ chuyên

tu pháp môn của Nam Sơn Luật.

Tinh thần dũng cảm “tự kiểm điểm” của đại sư không phải ai cũng làm

được. Người thường chúng ta biết rõ mình làm sai vẫn già mồm cãi cố thì

nói gì đến chuyện tự kiểm điểm bản thân. Huống hồ ngài còn tự kiểm điểm

mình công khai trước mọi người.

Trong cuốn Bàn về trải nghiệm sửa đổi, đại sư Hoằng Nhất có nói cho

chúng ta biết làm thế nào để tự kiểm điểm:

“Sửa đổi bản thân” có phạm vi rộng lớn, không biết diễn giải từ đâu.

Nay, tôi xin lấy trải nghiệm hơn 50 năm tu dưỡng sửa đổi bản thân của

mình để chia sẻ với mọi người đôi điều. Nhìn chung, quá trình sửa đổi

gồm những bước sau:

Học hỏi. Trước hết phải đọc nhiều sách, hiểu rõ sự khác nhau giữa

thiện và ác và cách để hướng thiện. Đọc từ khi còn nhỏ, mai này thường

xuyên đọc lại sẽ cảm thấy có gì đó gần gũi, thân thiết.

Cảnh tỉnh. Vừa phải học, vừa phải thường xuyên tự kiểm điểm lại bản

thân, từ lời nói cho đến hành động, cái nào là ác thì phải sửa chữa. Ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.