một lần diễn giảng, ngài liệt kê một vài thói quen con người nên bồi dưỡng
và duy trì, nay xin nêu ra để mọi người tham khảo.
Đầu tiên là không nói khi đang ăn. Nói chuyện trong khi miệng đầy đồ
ăn không những gây cản trở cho việc tiêu hóa, mà còn rất bất lịch sự.
Thứ hai là ăn uống đúng giờ. Đối với người xuất gia, ăn cơm đúng giờ
là một giới luật. Đối với người bình thường, ăn cơm đúng giờ giúp chúng
ta khỏe hơn vì sẽ tránh làm hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Thứ ba, quần áo giản dị chỉnh tề. Ngày nay, chúng ta có cuộc sống vật
chất đầy đủ, phong phú, đương nhiên không cần phải “ăn chắc mặc bền”,
quần áo rách rồi vẫn khâu lại mặc tiếp. Nhưng chúng ta vẫn phải chú ý khi
ăn mặc đừng quá lãng phí. Một số người cứ phải mua quần áo có thương
hiệu rồi lại sống trong cảnh kinh tế eo hẹp, đây không phải một thói quen
tốt. Quần áo không mặc nữa thì nên giặt sạch, gấp gọn gàng rồi tặng cho
người cần chúng.
Thứ tư, bớt nói chuyện phiếm. Bình thường mọi người đều thích nói
chuyện giết thời gian. Một số người thậm chí còn ham mê chuyện này,
không được nói sẽ cảm thấy buồn chán bứt rứt. Dĩ nhiên đây không phải
một thói quen tốt, bởi vì nhiều khi chuyện phiếm trong giờ làm việc sẽ làm
lỡ công việc, còn ảnh hưởng đến người khác nữa. Nếu dành thời gian đó
để học tập, làm việc, hoặc dù chỉ là nghe nhạc thôi cũng có ý nghĩa hơn
nhiều.
Thứ năm, bớt đọc tin tức tiêu cực trên báo. Ngày nay trên các trang
báo, trong cột tin tức xã hội lúc nào cũng đăng những chuyện cướp, hiếp,
giết, hơn nữa được viết rất chi tiết. Người vốn ngay thẳng mà đọc nó
thường xuyên thì tất sẽ bị tiêm nhiễm.
Đại sư cho rằng, mỗi ngày đọc những thông tin tiêu cực trên báo chí,
vốn được viết theo kiểu giật gân để thu hút độc giả, vừa lãng phí thời gian