Từ bỏ thói quen xấu đồng nghĩa với việc bạn đã hình thành một thói
quen tốt. Ví dụ, bạn có thể tập uống trà thay cho thói quen uống rượu, hút
thuốc. Có một người có thói quen cứ phải xem ti vi thì mới ngủ được,
nhưng làm vậy lại rất lãng phí mà cũng không cần thiết. Sau đó, anh ta
nghĩ ra một cách, thay vì xem ti vi, anh ta đọc sách cho đến khi buồn ngủ
mới thôi. Hơn nữa, cho dù trước khi ngủ chỉ đọc một trang sách, thì sau
một thời gian dài ắt sẽ có thu hoạch lớn. Nhớ rằng, chúng ta nhất định phải
lấy thói quen tốt để thay thế thói quen xấu, chứ không được làm ngược lại.
Ví dụ, có người sau khi cai thuốc thì lại rượu chè ăn uống quá độ, vậy có
khác nào thay thế thói quen xấu bằng một thói quen xấu khác.
Khi chúng ta quyết định phải từ bỏ một thói quen xấu, thì tốt nhất
đừng nói với bản thân tôi muốn từ bỏ thói quen xấu, mà nên nói rằng tôi
muốn luyện một thói quen tốt. Ví dụ bạn không thích tắm rửa, bạn nên tự
nhủ rằng, từ hôm nay tôi muốn trở nên sạch sẽ, ngày nào cũng tắm rửa một
lần. Nếu chỉ nghĩ tôi muốn từ bỏ thói quen không thích tắm rửa, thì khả
năng sẽ không bao giờ từ bỏ được. Tại sao vậy? Bởi vì bạn không có mục
tiêu. Bạn không biết bao nhiêu lâu tắm một lần mới được coi là thích tắm
rửa. Chờ khi bạn quen với việc tắm mỗi ngày một lần, thì ba ngày không
tắm bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Đây chính là sức mạnh của thói quen tốt.
Khi sửa đổi thói quen cũ của mình, chúng ta rất dễ mềm lòng với bản
thân, không thể quyết tâm kiên trì thực hiện. Ví dụ, có người muốn giảm
cân nên không ăn thịt 5 ngày liên tục, nhưng đến cuối tuần lại ăn một bữa
thật no nê để bù đắp cho bản thân, ăn xong lại nghĩ ăn thịt vẫn ngon hơn,
thôi béo một chút cũng được. Thế là kế hoạch giảm cân đổ bể.
Đại sư Hoằng Nhất là người cực kỳ nghiêm khắc với bản thân, dù là
một cao tăng nhưng ngài vẫn cho rằng mình còn nhiều thói xấu. Đại sư đi
sâu nghiên cứu và rất chú ý đến phương pháp thay đổi thói quen. Trong