mình “ít ham muốn”, tự khắc ta sẽ “tĩnh”. Khi chúng ta không có ham
muốn, thì quyền thế, tiền bạc, danh lợi trên thế gian này đều không thể lay
động nội tâm của chúng ta, tâm trí sẽ được an định, điều này cực kỳ có lợi
cho việc tu tâm dưỡng tính. Do đó, hầu hết những người ít ham muốn đều
không màng đến danh lợi, họ chú trọng tới việc tu dưỡng tâm tính và
không mệt mỏi vì những sự vật bên ngoài.
Tiếc thay, thời nay chúng ta đều bận rộn vì có quá nhiều ham muốn,
sau khi chúng ta đáp ứng được một ham muốn, một ham muốn mới lại
xuất hiện, không bao giờ có kết thúc. Do đó, chúng ta chẳng bao giờ được
nhàn rỗi, khó mà dành được chút thời gian để tu tâm dưỡng tính.
Tôn Tư Mạc
từng chỉ ra, trường thọ đối với hầu hết mọi người có “5
cái khó”: khó bỏ danh lợi, khó bỏ hỉ nộ, khó bỏ thanh sắc, khó bỏ hương vị,
khó bỏ tinh thần. “Tĩnh tâm” thì có thể bài trừ “5 cái khó”, con người sẽ
được trường thọ. Đại sư Hoằng Nhất đã đưa ra thêm một bước “có chủ
kiến nhưng vẫn phải khiêm tốn”, “có chủ kiến” chính là có mục đích. Khi
chúng ta đạt được trạng thái “tĩnh”, thì cần một thứ khác để lấp đầy nội
tâm, không thì tâm trống rỗng, giống như lục bình không có rễ, trôi dạt
theo sóng.
Một nhà thư pháp khi nói về lý do lúc đầu mình luyện tập thư pháp đã
bày tỏ: “Con người mọc ra cái tay nên luôn muốn cầm thứ gì đó. Ví dụ,
nhìn thấy tiền thì muốn vơ; nhìn thấy ấn quan thì muốn chiếm làm của
riêng. Nhưng tôi biết những thứ này sẽ khiến cho tôi làm những việc mất
lý trí. Để xoay chuyển ham muốn của mình, một ngày nọ, tôi nghĩ, để cánh
tay này cầm bút đi, ngày nào cũng đặt hết tâm tư vào việc luyện chữ, tay
không lúc nào rảnh, những ham muốn kia cũng tiêu tan hết.”
Sử dụng một thói quen lành mạnh thay thế cho các ham muốn quá đà
đúng là một biện pháp tốt. Giống như nhiều người cao tuổi sau khi nghỉ