nào cũng mơ tưởng đến việc mặc nhung gấm lụa là, thì đó là vượt lên trên
ham muốn bình thường của con người, nếu lúc này không cố gắng kiềm
chế, ta sẽ rơi vào sự đau khổ vì ham muốn không được đáp ứng; còn nếu
như vì tiền mà làm những việc không tốt, thì ta sẽ khiến cuộc sống của
mình rơi vào hố sâu tội ác. Nhưng ngày nay, việc chúng ta mong muốn bản
thân được ăn ngon mặc đẹp mỗi ngày không còn là chuyện xa xỉ. Thế nên
“ít ham muốn” không thể xác định dựa vào những tiêu chuẩn của quá khứ.
Vậy đối với con người hiện đại, rốt cuộc thế nào được gọi là ham muốn,
và đến mức nào là thích hợp?
Thật ra, chỉ cần đáp ứng những ham muốn này nhờ việc lao động chân
chính, thì đó đều là chuyện bình thường. Quan trọng hơn, để thấy được
ham muốn trong lòng mỗi người là nhiều hay ít, ta có thể quan sát người
đó khi họ không đáp ứng được ham muốn của bản thân.
Liệu họ sẽ bình thản an nhiên, hay không thoải mái, oán trách và đau
khổ? Ví dụ, hai người có điều kiện sinh hoạt tương đương nhau đi du lịch
ở một vùng núi nghèo khổ, trong tình trạng thiếu thốn vật chất nghiêm
trọng, điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, A vẫn có thể sống vui vẻ, ăn
thức ăn mà người khác không ăn nổi; còn B lại cảm thấy thật sự đau khổ,
ngày nào cũng than vãn, dường như thấy mình đang sống trong địa ngục.
Trong cuộc sống thường ngày, tuy hai người tiêu xài như nhau, nhưng B
vẫn sống không vui vẻ gì, bởi vì anh ta có quá nhiều ham muốn.
Nhà Nho cho rằng tu tâm dưỡng tính chủ yếu là “tĩnh”, “tĩnh nhờ
dưỡng đức”, một con người buộc phải có cái tâm tĩnh, không có tạp niệm,
mới có thể tu dưỡng tâm trí và cơ thể. Đại sư Hoằng Nhất cho chúng ta
một phương pháp “tĩnh”, đó chính là “ít ham muốn thì tâm tĩnh lặng”. Ham
muốn là nguồn gốc cho mọi hành động của con người, khi con người có
ham muốn, họ sẽ “động” để thỏa mãn ham muốn đó. Nếu như giữ cho