“Q
Vì không mưu cầu quá nhiều, không tham vọng quá mức nên mới có thể sống mạnh mẽ
Bớt ham muốn thì tâm trí tĩnh lặng, có chủ kiến nhưng vẫn phải khiêm
tốn.
Đại sư Hoằng Nhất - “Tuyển tập cách ngôn”
uả dục” là ít ham muốn, giống như “tịnh tâm” trong Phật giáo có
nói, nhưng mức độ thì khác nhau. “Tịnh tâm” có ý nghĩa siêu phàm
thoát tục, người phàm khó mà làm được, “quả dục” thì lại có thể làm được.
Tâm không tĩnh thường là vì có quá nhiều ham muốn.
Con người có ham muốn là chuyện bình thường. Cuộc sống mà không
có một mục tiêu để theo đuổi thì thật là buồn chán, tẻ nhạt. Ai cũng có thể
theo đuổi những ham muốn bình thường bằng các cách thức đường hoàng,
từ đó tăng chất lượng cuộc sống của chính mình. Nhưng không hài lòng lại
là bản tính của con người, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ rằng bản thân
ham muốn quá nhiều. Ở thời đại của đại sư Hoằng Nhất, đại đa số mọi
người đều ăn cơm canh đạm bạc, được ăn no đã là phước lắm rồi, nếu ở
thời đó mà mơ mộng ngày ngày được ăn thịt, thì đúng là ham muốn xa xỉ;
có quần áo mặc để không bị lạnh đã là có phúc rồi, nếu như được mặc một
bộ quần áo lành lặn, không bị chắp vá thì đúng là sung túc. Nếu như ngày