khác: Chỉ có làm như vậy, mới không bị bệnh! Nhưng mỗi lần nghe những
điều này, tôi đều thấy rất lạ. Một người ngày nào cũng bận rộn chuẩn bị đồ
ăn lành mạnh cho bản thân từ sáng đến tối, sợ mình ăn phải đồ ăn không
tốt sẽ sinh bệnh, không thể sống thọ, ngày nào cũng lo lắng như vậy, liệu có
vui vẻ được không?
Nếu như chúng ta dưỡng sinh mà không bắt đầu từ việc dưỡng tâm
dưỡng tính, trong lòng sẽ có nhiều phiền não, có nhiều ham muốn. Như
vậy, “hạnh phúc” mà chúng ta được hưởng chỉ dừng ở mức ăn ngon mặc
đẹp và cơ thể khỏe mạnh, đó không phải cuộc sống thăng hoa chân chính.
Đại sư Hoằng Nhất cho rằng điềm đạm là “điều đầu tiên của việc
dưỡng tâm”. Điềm đạm mà ngài nói tới suy cho cùng là cần con người
phải tĩnh tâm. Thế gian này bao chuyện phiền não, dễ ảnh hưởng đến tâm
lý của con người. Cho nên, nhiều người nghĩ rằng tâm mình không tĩnh là
vì đang bị quá nhiều chuyện quấy nhiễu. Thật ra, ta bị quấy rầy không phải
vì những chuyện phiền nhiễu trên đời, mà vì tâm không tĩnh. Khi chúng ta
có thể tách khỏi tất cả sự vật bên ngoài, cho dù ở trong hoàn cảnh nào, ta
cũng có thể hưởng thụ cuộc sống an nhàn thực sự.
Trong xã hội hiện thực này, rất nhiều chuyện sẽ làm cho chúng ta “dao
động”.
Khi một người mỗi ngày kiếm được 10 đồng, chỉ đủ để ăn no, anh ta
cảm thấy rất thoải mái, nhưng lại mơ mỗi ngày kiếm được 100 đồng; khi
kiếm được 100 đồng mỗi ngày, anh ta lại cảm thấy mệt hơn trước rất
nhiều, và không thấy hài lòng lắm, bởi vì có người mỗi ngày kiếm được
1.000 đồng; anh ta làm việc chăm chỉ hơn, cuối cùng cũng có thể kiếm
1.000 đồng mỗi ngày, anh ta bắt đầu mua xe, mua nhà, sống cuộc sống tốt
đẹp mà anh ta từng ao ước, nhưng anh ta lại bắt đầu hướng về cuộc sống
mỗi ngày kiếm được 10.000 đồng… Chúng ta luôn rơi vào một vòng tròn