NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 199

hiểu rõ bản thân, không ai hay bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến chúng

ta.

Có một hòa thượng sống ở bờ sông phía Nam và một người nông dân

sống ở bờ sông phía Bắc. Mỗi ngày hòa thượng đều thấy người nông dân

ra đồng lúc mặt trời mọc và quay về lúc mặt trời lặn. Cuộc sống ấy thật

thú vị, không như mình ngày nào cũng chỉ gõ chuông hoặc là tụng kinh,

điều này làm ông rất ngưỡng mộ. Còn người nông dân ngày ngày bán mặt

cho đất bán lưng cho trời lại khao khát cuộc sống vô ưu vô lo của hòa

thượng.

Cả hai đều nghĩ rằng nếu có thể hoán đổi vị trí cho nhau thì tốt biết

bao.

Một ngày nọ, họ gặp nhau trên cây cầu và nói về sự ngưỡng mộ của

mình với cuộc sống của đối phương. Thế là, hai người quyết định hoán đổi

thân phận. Vì vậy, người nông dân đã đến chùa để đọc kinh, còn nhà sư

đến nhà của người nông dân để làm ruộng.

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, người nông dân phát hiện ra cuộc sống của

nhà sư không hay chút nào. Công việc gióng chuông và tụng kinh dường

như rất nhàn nhã, nhưng cứ phải lặp đi lặp lại những công việc vừa buồn tẻ

vừa nhàm chán đó mỗi ngày khiến anh bắt đầu nhớ cuộc sống trước kia.

Mặc dù làm ruộng rất vất vả, nhưng mỗi ngày đều có được thành quả lao

động, còn có thể hát hò, trò chuyện với những người nông dân khác. Quan

trọng hơn là ở nhà còn có vợ và các con anh, ồn ào nhưng lại vui vẻ vô

cùng.

Hòa thượng sau khi trở thành nông dân, quay trở lại thế giới phàm tục,

cảm thấy còn đau khổ hơn người nông dân. Đối mặt với những rắc rối, vất

vả và hoang mang của trần thế, ông rất nhớ những ngày làm hòa thượng,

dẫu nhàm chán nhưng được tĩnh tâm, không có quá nhiều rắc rối. Sau khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.