phúc giống như những đám mây nơi chân trời, luôn ở rất xa tôi.” Người
đàn ông trung niên nói với khuôn mặt buồn rầu.
“Anh không theo đuổi hạnh phúc thì làm sao hạnh phúc được?” Người
đàn ông trí thức nói.
“Sao anh có thể nói như vậy, trước nay tôi đều theo đuổi điều hạnh
phúc nhất trên thế gian.” Người đàn ông trung niên trả lời.
“Thứ anh theo đuổi là ‘hạnh phúc hơn người khác’ chứ không phải
hạnh phúc của bản thân anh.” Người trí thức nói.
Trên thế giới này, luôn có những người hạnh phúc hơn chúng ta. Nếu
cứ luôn theo đuổi “điều hạnh phúc nhất”, chúng ta sẽ bị giày vò bởi phiền
não, bất an, nóng nảy, tức giận, và do đó không bao giờ được hạnh phúc.
Trên thực tế, hạnh phúc là cảm nhận cá nhân, không phải cái để mang ra so
sánh với người khác.
Bậc thầy triết học Ấn Độ, Osho, nói: “Hoa hồng là hoa hồng, hoa sen
là hoa sen. Chỉ nên xem, đừng so sánh.” Đúng là chúng ta có thể lấy những
mặt xuất sắc và ưu tú của người khác làm tấm gương, nhưng nhất định
phải giữ bản sắc của chính mình.
Nhà văn Lawrence Peter từng bình luận về một số ca sĩ nổi tiếng: “Tại
sao nhiều ca sĩ nổi tiếng kết thúc cuộc đời mình bằng bi kịch? Lý do là trên
sân khấu họ luôn cần những tràng pháo tay của khán giả để khẳng định
mình. Nhưng vì họ chưa bao giờ nghe thấy tiếng vỗ tay của chính mình,
thế nên một khi bước vào phòng ngủ, họ sẽ cảm thấy cực kỳ lạnh lẽo và
cảm thấy khán giả đã bỏ rơi mình.”
Chúng ta thường chỉ quan tâm hình tượng của mình trong mắt người
khác và luôn suy đoán, cố gắng khiến mình trở nên phù hợp với suy nghĩ
của họ. Trên thực tế, một người có thành công hay không không nằm ở
việc anh ta tốt hơn người khác bao nhiêu, mà là liệu anh ta có thể hạnh