NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 25

thức ăn, từ hai bát thành một bát, rồi nửa bát, rồi cắt cơm; chất cũng đạm

bạc dần, từ cơm thành cháo, rồi canh, rồi nước. Tuần thứ hai, ngoài việc

uống nước lọc ra, thì không ăn gì hết. Tuần thứ ba, làm ngược lại trình tự

tuần thứ nhất là được, từ nước thành canh, rồi cháo, rồi cơm, dần dần tăng

trở lại lượng thức ăn thường ngày. Bản thân tôi cảm thấy rất tốt, không

những không đau khổ, mà tâm trí và thân thể còn cảm thấy nhẹ nhõm, có

cảm giác phiêu phiêu như tiên vậy. Bình thường, mỗi buổi sáng tôi đều viết

chữ, trong thời gian tuyệt thực, tôi cũng coi việc viết chữ như bài tập hằng

ngày. Trong tuần thứ ba, tôi viết thể chữ khắc trên bia thời Ngụy, chữ

Triện, chữ Lệ, lực bút không hề yếu hơn so với lúc bình thường.”

Có người lại hỏi ngài có cảm giác gì khi hoàn toàn tuyệt thực ở tuần

thứ hai.

Đại sư Hoằng Nhất nói: “Trải qua rất thuận lợi, chẳng những không

đau khổ mà tâm trạng còn được thanh tịnh, cảm giác cực kỳ linh hoạt, hơn

cả bình thường, nghe được cái người khác không thể nghe, hiểu được điều

người khác không thể hiểu. Đây được gọi là trí tuệ lớn mạnh từ trong tĩnh

lặng!”

Tuyệt thực là một cách tu hành của Phật giáo, người tu hành chủ yếu

thông qua việc tuyệt thực để tăng cảnh giới tâm linh. Thật ra, con người và

động vật không cần ngày nào cũng phải ăn no, động vật thường xuyên chịu

đói, nhưng chưa từng nghe nói đến việc bọn chúng vì thế mà chết đói,

ngược lại tuyệt thực còn giúp cho chúng càng thêm linh hoạt, ngay cả tinh

thần cũng tốt lên nhiều.

Con người không cần phải ăn thật no, đôi khi không có thứ gì bỏ vào

bụng chẳng những không gây bất cứ tổn thương nào, ngược lại còn có ích

cho việc tự điều tiết của cơ thể. Nếu như cơ thể chưa chuẩn bị tốt cho việc

tiếp nhận thức ăn mà vẫn gượng ép, thì không chỉ không hấp thụ được,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.