NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 37

Đại sư Ấn Quang tính tình cương trực, đối với người khác chỉ quan

tâm xem có đúng luân lý chừng mực chứ không bàn đến tình cảm. Vài năm

trước có một đệ tử quy y, là cư sĩ có tiếng ở đảo Cổ Lãng. Khi người đó

đến thăm và ăn một bữa cơm với đại sư, người đó ăn rất ngon lành, nhưng

sau cùng lại để sót 2 hạt cơm trong bát. Đại sư thấy vậy liền thẳng thừng

lớn tiếng mắng: “Ngài có bao nhiêu phúc khí mà có thể tùy tiện lãng phí

hạt cơm như vậy! Ngài phải ăn cho hết chứ!”

Mong mọi người nhớ kỹ những lời tôi nói trên đây. Phải hiểu được:

Cho dù chúng ta có mười phần phúc khí, cũng chỉ được hưởng ba phần,

phần còn lại có thể giữ lại để sau này hưởng thụ; hoặc các vị có thể mở

rộng tấm lòng, san sẻ phúc khí của mình cho tất cả chúng sinh, cùng nhau

hưởng thụ, sẽ càng tốt hơn.”

Đại sư Hoằng Nhất cho rằng, mười phần phúc khí chỉ hưởng ba phần

là được rồi, đây chính là điều mà chúng ta thường nói, đừng có dùng hết

phúc khí. Nếu như ai cũng dùng hết phúc khí của mình quá sớm, thì sẽ dễ

thất bại giữa chừng, giống như cây sinh trưởng quá nhanh thì dễ gãy, hoa

nở quá sớm thì chóng tàn.

Lúc ở Tuyền Châu, đại sư Hoằng Nhất đã nói với đại sư Đàm Hân:

“Mấy ngày nay tôi đang nghĩ, nếu như tôi có thể uống trà Tuyết Phong, thì

tôi sẽ rất khỏe.” Trà Tuyết Phong là một loại trà xuất xứ từ chùa Tuyết

Phong trên núi Dương Mai (Nam An). Ngài nói xong rồi hỏi đại sư Đàm

Hân: “Ông có không?” Đại sư Đàm Hân nói có một ít rồi đi lấy lá trà đến,

đại sư Hoằng Nhất pha trà, uống một ngụm, rồi lớn tiếng khen: “Khà! Rất

ngon! Rất ngon! Trà này uống rất hợp miệng, thể xác và tinh thần rất

thanh tịnh, công dụng của trà này thật tốt.” Ngừng một lát, ông nói tiếp:

“Nhưng không thể uống thường xuyên! Trà này không phù hợp với người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.