sống của đại sư thấy thế thì rất băn khoăn. Đại sư lại rất hài lòng và liên
tục nói “Rất tốt, rất tốt”, và bảo với Tuệ Điền: “Người xuất gia chúng ta
dùng toàn đồ mà các thí chủ bố thí cho, nên thứ gì cũng đều phải tiết kiệm,
phải biết trân trọng. Nơi ở chỉ cần có không khí sạch sẽ đã là tốt lắm rồi.
Đồ đạc chỉ cần dùng được là được, không cần phải tinh xảo đẹp đẽ làm gì.
Một bữa cơm trong ngày, một đêm ngủ dưới cây, là bản sắc của người xuất
gia.”
Đại sư Đàm Hân khi nói về đại sư Hoằng Nhất, từng kể một chuyện:
Năm 1941, cư sĩ Lưu Truyền Thu của Thượng Hải nghe nói Mân Nam
khủng hoảng vì thiếu lương thực, lo sợ đại sư Hoằng Nhất không đủ ăn,
không thể hoàn thành công việc biên soạn “Nam Sơn Luật Tùng”, nên đã
nhờ đại sư Liên Châu từ đảo Cổ Lãng chuyển ngàn tệ cho ngài. Đại sư
Hoằng Nhất dẫu xúc động vẫn khước từ, nói: “Từ khi tôi xuất gia đến giờ
chưa nhận bố thí của ai. Dù là đồ mà bạn bè và đệ tử cung cấp, tôi cũng
dùng hết cho việc in ấn sách Phật, bản thân không lấy một chút nào. Trước
giờ tôi không quan tâm tiền bạc, cũng không nhận tiền, xin nhờ người có
lòng tốt hoàn trả.” Nghe nói giao thông Thượng Hải đình trệ, không thể gửi
lại khoản tiền đó, đại sư trầm ngâm chốc lát rồi nói:
“Nếu đã như vậy thì hãy đem số tiền này tặng cho Khai Nguyên Tự.
Ngôi chùa ấy bị cắt nguồn kinh tế, thiếu thốn lương thực. Nhờ Khai
Nguyên Tự trực tiếp hồi âm bày tỏ lòng cảm ơn với cư sĩ Lưu.” Bạn của
đại sư - cư sĩ Hạ Miễn Tôn trước đây đã tặng đại sư một cặp mắt kính thủy
tinh trắng của Mỹ, bởi vì nó quá đẹp, nên đại sư không đeo, lần này ngài
cũng tặng cho Khai Nguyên Tự để mở bán đấu giá, lấy được hơn 500 tệ,
và dùng số tiền đó để mua đồ ăn chay.
Tuy cuộc sống của chúng ta hiện nay đã tốt hơn, nhưng thói quen quý
trọng đồ đạc thì không khi nào lỗi thời. Làm vậy không phải vì bủn xỉn. Vì