Đ
Một hạt gạo, một bát cơm, đâu có được dễ dàng
Cả đời đại sư Ấn Quang đều chú ý đến việc trân trọng phúc phận.
Những thứ như quần áo, đồ ăn, chỗ ở đều rất đơn giản sơ sài, lược bỏ đi
sự tinh mỹ.
Đại sư Hoằng Nhất
ại sư Hoằng Nhất đề xướng với mọi người một cuộc sống tiết kiệm.
Theo ngài, một người cho dù là nghèo khó hay giàu có, đều nên biết
sống tiết kiệm. Đặc biệt là người giàu có, bởi vì có điều kiện nên họ càng
dễ sống một cách phung phí quá đà. Sau khi giàu có rồi mà vẫn có thể sống
tiết kiệm, vậy thì người đó chắc chắn rất giỏi giang.
Đại sư Hoằng Nhất sinh ra và lớn lên trong nhung lụa, đến khi xuất gia
lại sống cuộc sống cơm canh đạm bạc, kiêng mọi vật dụng xa xỉ ngoại trừ
những thứ thật cần thiết cho cuộc sống. Theo ngài, những thứ con người
ăn, mặc, sử dụng, đều là từ sức lao động của người khác, là kết tinh mồ hôi
công sức của người lao động, cho nên càng phải trân trọng chúng.
Có một mùa đông, ngài ở trong Thủy Vân Động (Nam An, Phúc Kiến).
Điều kiện vật chất trong chùa không được tốt, phòng ở sơ sài, giường chỉ
là hai tấm gỗ ghép lại mà thành, sư Tuệ Điền phụ trách chăm lo cho cuộc