người ưa sạch sẽ nhìn thấy người khác làm căn phòng trở nên bừa bộn thì
sẽ trách cứ, đây chính là ý nghĩ tức giận. Ý nghĩ tức giận khiến cho tâm
tính của chúng ta không hòa nhã, tổn thương cơ thể và thần kinh, không có
lợi ích gì cho ta cả. Vậy nên, một khi đã có suy nghĩ tức giận, chúng ta phải
mau chóng nghĩ cách tiêu diệt nó.
Có hai thiền sư đạo hạnh bất phàm thường cùng nhau thảo luận về
Phật pháp. Một người tên là Thản Sơn tính tình hào sảng phóng khoáng,
một người tên là Vân Thăng tính tình nghiêm túc, nói năng thận trọng. Một
ngày nọ, Thản Sơn đang uống rượu thì Vân Thăng đến thăm. Thản Sơn
mời Vân Thăng cùng uống rượu, Vân Thăng từ chối. Thản Sơn nói: “Đến
rượu mà cũng không uống, đúng là không giống người!”
Vân Thăng vừa nghe xong rất tức giận, chất vấn: “Tại sao ông lại chửi
người khác?”
Thản Sơn hỏi lại với vẻ khó hiểu: “Tôi đâu có chửi ông?”
Vân Thăng nói: “Ông nói tôi không biết uống rượu, không giống con
người, rõ ràng là đang mắng tôi còn gì?”
Lúc này, Thản Sơn chậm rãi nói: “Rõ ràng ông không giống con
người.”
Vân Thăng càng tức giận: “Được rồi! Ông chửi tôi, tôi không giống
con người thì giống cái gì? Ông nói đi! Nói đi!”
Thản Sơn nói: “Ông giống Phật”. Vân Thăng á khẩu không nói được
nữa.
Có ý nghĩ tức giận hay không chính là mấu chốt để kiểm tra trình độ tu
dưỡng của con người. Nhưng gạt bỏ nó là điều rất khó, bởi từ ví dụ trên có
thể thấy, ngay đến cao tăng cũng có ý nghĩ tức giận. Một người cho dù học
thức có cao đến mấy mà không thể gạt bỏ ý nghĩ tức giận, thì không thể trở
thành một người biết kiềm chế.