sau đó đánh nhau, cuối cùng cả hai đều sứt đầu chảy máu, phải vào bệnh
viện.
Vào giờ cao điểm đi làm hoặc tan làm, người nhiều xe đông, hai xe va
chạm nhỏ là chuyện khó tránh, nhưng hai bên vì chuyện này mà nảy sinh
tranh chấp, cuối cùng phải ngậm quả đắng. Tạm thời không nói đến
chuyện ai là người sai trước, ai là người vi phạm luật giao thông, chỉ riêng
chuyện tranh chấp này đã đáng để chúng ta suy nghĩ. Thật ra, nếu bình tĩnh
suy nghĩ ta sẽ thấy, sống trên đời, rất ít khi người ta có thù oán đến nỗi
không thể đội trời chung. Nhưng thi thoảng vẫn xảy ra một số va chạm nhỏ
với người khác, đó là chuyện thường tình.
Có người từng làm thống kê, có đến 90% các vụ án hình sự đều xuất
phát từ những tranh chấp nhỏ. Rất nhiều cặp vợ chồng ly hôn cũng vì hai
bên suốt ngày cãi nhau, toàn về mấy chuyện vụn vặt trong cuộc sống, lời
qua tiếng lại, không ai chịu nhường ai, cuối cùng gia đình tan vỡ.
Nhịn một chút sóng yên bể lặng, lùi một bước trời cao biển rộng. Đối
với một số vấn đề không vi phạm nguyên tắc của bản thân, chúng ta nên
bớt tranh chấp thì hơn. Có một chuyên gia tình cảm khuyên nhủ các cặp vợ
chồng trẻ: “Nếu có một ngày, khi bạn nảy sinh tranh chấp với bạn đời, bạn
nhường cho người đó thắng, thì họ có thể thắng được gì? Nếu bạn thua, thì
bạn thua cái gì? Thắng và thua ở đây chỉ là chữ nghĩa mà thôi, tiếc thay
chúng ta lại thường lãng phí thời gian và sức lực vào những cuộc cãi vã vô
bổ, rồi vì cái gọi là thắng thua vô nghĩa mà mất đi rất nhiều tình cảm đáng
quý.”
Do đó, chúng ta phải học cách hạ thấp cái tôi của mình, bớt tranh chấp
vô nghĩa. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể dành thời gian, ung dung đối
mặt với thử thách thật sự, mới có thể tập trung sức lực để làm những việc
có ý nghĩa.