NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 90

Tỉnh Ngộ trả lời: “Tươi tốt thì tốt!”

Vân Tản trả lời: “Khô héo thì tốt!”

Lúc đó vừa hay có một sa di đi đến, Dược Sơn mới hỏi: “Cây tươi tốt

thì tốt? Hay là khô héo thì tốt?”

Sa di nói: “Tươi tốt thì mặc nó tươi tốt, khô héo thì mặc nó khô héo.”

Dược Sơn gật đầu, hai đệ tử cũng trầm ngâm hồi lâu, rồi như ngộ ra ít

nhiều.

Dù tươi tốt hay khô héo, dù giàu hay nghèo, dù thành công hay thất

bại, dù sống hay chết, dù khổ đau hay vui sướng, chúng ta đều không nên

thay đổi tâm thế, không nên buồn vui vì sự tốt xấu của hoàn cảnh. Đây

chính là điều mà nhà Phật nói: “Duyên khởi từ tâm, yên phận theo nó, thân

không vướng mắc, mọi chuyện tùy duyên!”

Trời mùa hè nóng nực, bãi cỏ trước cổng miếu bị héo khô mất một

mảng. Tiểu hòa thượng vội vàng báo với sư thầy: “Cỏ héo hết rồi, chúng ta

phải mau rắc mầm cỏ thôi!”

“Chờ khi trời mát rồi tính.” Sư thầy xua tay nói, “Tùy thời điểm.”

Tới giữa thu, sư thầy giao cho tiểu hòa thượng một bao mầm cỏ, bảo

tiểu hòa thượng rắc lên trên bãi cỏ. Mầm cỏ rất nhẹ, gió thổi một cái là bay

đi khắp nơi. Tiểu hòa thượng vội vàng đuổi theo, nhưng mà mầm cỏ rơi

xuống vũng bùn, không phân biệt được đâu là mầm cỏ, đâu là đất. Tiểu

hòa thượng kêu lên: “Nguy rồi thầy ơi, mầm cỏ bị gió thổi đi rồi.”

Sư thầy nói: “Không sao, bị gió thổi đi, thì là hạt rỗng. Tùy tính chất.”

Tiểu hòa thượng rải xong hạt giống thì lại có vài con chim đến ăn, thế

là cậu vội vàng đuổi chim đi, nhưng cậu vừa quay lưng, chim lại sà xuống.

Tiểu hòa thượng hét lên: “Nguy rồi thầy ơi, hạt giống bị chim ăn hết rồi.”

Sư thầy cười nói: “Không sao, nhiều hạt giống như vậy, chim ăn không

hết đâu. Tùy tình hình.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.