người bệnh nữa. Nếu như con làm được tất cả những việc ấy và làm tròn
chức trách, ta tin rằng nó sẽ giúp con được rất nhiều.”
Nguyên Trì thắc mắc: “Thưa sư thầy, đệ tử tới đây học hỏi Phật pháp,
không đem theo mấy động vật như vịt, nai, chim ưng thì lấy gì mà trông
nom? Hơn nữa, con muốn hiểu về những thứ có liên quan đến Phật học, thì
có liên quan gì đến mấy động vật đó?”
Thiền sư Vô Đức vừa cười vừa nói: “Hai con vịt mà ta nói chính là đôi
mắt của con. Ta bảo con trông nom nó cho tốt, nghĩa là muốn con không
nhìn những điều vô lễ. Hai con nai chính là đôi chân của con, con phải giữ
vững nó, không làm chuyện vô lễ và đừng để nó bước vào con đường tội
lỗi. Hai con chim ưng chỉ đôi tay của con, phải để nó làm tròn trách nhiệm
của mình và không làm điều vô lễ. Một con sâu chỉ cái lưỡi của con, phải
buộc nó không được nói những điều vô lễ. Còn con gấu đó là trái tim của
con, con phải khắc chế được sự ích kỷ trong nó và không được nghĩ điều
vô lễ. Và bệnh nhân là cơ thể của con, hy vọng con đừng để nó chìm vào
tội lỗi.”
Sau khi nghe lời giáo huấn của thiền sư Vô Đức, Nguyên Trì lặng lẽ
gật đầu, dường như lĩnh ngộ được điều gì đó.
Ý của thiền sư Vô Đức rất rõ ràng. Con người nên khống chế nghiêm
ngặt sự ích kỷ của bản thân, không nghĩ, không nói, không làm những điều
tổn hại đến việc tu dưỡng đạo đức, đối với người thường mà nói, thì phải
thường xuyên kiểm điểm lại chính mình. Có rất nhiều cách để kiểm điểm
bản thân, có thể trầm tư suy nghĩ, đối thoại với chính mình, tự kiểm điểm
lại những lỗi lầm mình đã gây ra. Vậy thì, đại sư Hoằng Nhất đã tự kiểm
điểm lại mình bằng những phương pháp nào? Trong một bài diễn giảng,
ngài từng nói thế này: