tới cứu, nhưng Mã Viện đích thân cầm quân vây kín các ngả, lại đánh làm
nhiều mũi nhỏ, cắt xén quân Nam làm nhiều mảnh. Quân Nam bị chặn
đánh khắp nơi không ứng cứu nhau được. Mã Viện xông thẳng vào nơi Lê
Ngọc Trinh bị vây hãm, thấy nàng quả là tiên nữ giáng trần, hai tay múa
kiếm, khí phách anh hùng. Mã Viện bất giác cũng sinh lòng kính phục liền
thét quân phải tìm cách bắt sống. Ngọc Trinh biết đại sự đã hỏng, nói rằng :
" Cha mẹ ta thấy chim phượng ở đầm sen mà sinh ra ta, nay ta lại gửi thân
ở Đầm Sen này ", nói đoạn liền nhảy xuóng đầm sen tử tiết.
Lê Ngọc Trinh hai mươi tuổi dựng cờ tụ nghĩa làm chủ một phương. Hai
mươi mốt tuổi theo Trưng Vương cứu nước lĩnh ấn Tả tướng quân, phá tan
các thành trì của giặc ở một dải đất trung du mênh mông, quét sạch giặc
thù. Hai mươi hai tuổi được phong công chúa, dựng thành đắp lũy lo kế
chống giặc lâu dài, một trận đánh ở Gò May làm giặc Hán kinh hồn vỡ mật,
chống nhau với Mã Viện là danh tướng của nhà Hán trên một năm trời. Đại
tướng quân Lê Ngọc Trinh thật xứng với lời ban khen của Trưng Vương : "
Quần thoa hào kiệt, dũng lược tuyệt trần ", nêu cao tấm gương anh hùng
cho muôn đời sau vậy (1).
Chú thích:
1. Trang Lũng Ngòi, Gò May và Đàm Luân nay là xã Lũng Hòa, huyện
Vĩnh Tường, Vĩnh Phú, có thể thời Lê Ngọc Trinh căn cứ Đàm Luân còn
gồm cả xã Bồ Sao ngày nay. Khu căn cứ này nằm ở gần Cầu Việt Trì, ngã
ba Bạch Hạc, mé Hà Nội về và đường quốc lộ 2 chạy qua ngày nay.
Nhân dân địa phương thờ Lê Ngọc Trinh với lòng tưỏng nhớ anh hùng ở
miếu Lũng Ngòi, đình Lũng Ngòi và đình Hòa Loan. Trong các ngày cầu tế
có tục hú đáo, kéo co mang tính chất kỷ niệm dựa theo truyền thuyết.
Hú đáo thôn Lũng Ngòi (hay Lũng Ngoại : (trai gái lấy đá ném vào một cái
cọc chôn cách mười bước chân, cứ trúng cọc là được. Kéo co, trai gái chia
làm hai phe thi nhau kéo co bằng một chiếc dây song. Các cụ nói rằng hú
đáo và kéo co ở đây không phải là trò chơi hội làng mà là để nhắc lại kỳ
tích anh hùng của Ngọc Trinh nương, khi nương bị giặc vây hãm lấy dải