Trong cuộc khởi nghĩa chống Tô Định, Phật Nguyệt được phong là Thao
giang thượng, tả tướng thủy quân. Nàng lập nhiều công lớn nên khi bình
xong giặc được phong là công chúa.
Phật Nguyệt lấy làng Yển làm thực ấp, mở bến mở chợ, từ đó Yển trở nên
một nơi sầm uất đông vui.
Theo lệnh của Vua Trưng, Phật Nguyệt cùng các tuỳ tướng đi tìm đất hiểm
yếu để lập đồn trại, mới vào vùng đất giữa, trang Thanh Cù nghỉ lại đêm ở
một toà miếu nhỏ. Hôm sau, Phật Nguyệt chọn tuyển ở trang Thanh Cừ
mười lăm người làm bộ hạ, lại bàn với các cụ sửa lại cổ miếu, cử người
trông nom đèn nhang. Phật Nguyệt đặt ở đấy một đồn quân gọi là đồn Gò
Voi. Phật Nguyệt lại cho đào một con ngòi từ Yển vào Thanh Cù gọi là
ngòi Cài để tiện việc đi lại.
Vài năm sau, Mã Viện theo lệnh vua Hán cầm quân sang xâm chiếm lại
nước Nam. Sông Thao là đường tiến quân chiến lược của Mã Viện tiến
đánh Bạch Hạc, vì thế Mã Viện giao cho phó soái Lưu Long tiến theo
đường này. Phật Nguyệt chống cự với Lưu Long ở mạn ngược sông Thao
nhiều trận đẫm máu, giặc bị kìm chân không xuôi về nam được. Ngày
mồng mười tháng hai năm Quý Mão, Lưu Long dùng kế phục quân đang
đêm bao vây phá vỡ đại đồn của Phật Nguyệt. Phật Nguyệt tả xung hữu đột
thoát được vòng vây, chạy theo bờ sông một thôi đường, ngoảnh lại quân
tướng không còn ai, sau lưng lửa bốc rực trời, giặc lại chận đánh ở phía
trước. Phật Nguyệt kêu to một tiếng, phóng ngựa xuống sông, nước réo lên
ầm ầm, tự nhiên xoáy thành vực lớn (1).
Phật Nguyệt được thờ ở các xã Thanh Vân, Phương Lĩnh huyện Thanh Ba,
Vĩnh Phú.
Đền thờ Phật Nguyệt ở Phương Lĩnh có đôi câu đối :
" Tích trù Động Đình uy trấn Hán
Phương lưu thanh sử lực phù Trưng "