dùng được bền. Nay cũng đã tới lúc vớt lên dựng cột được rồi, tiếc rằng còn
thiếu ". Ba người hăng hái nói : " Chúng tôi đều có thù sâu với giặc, nàng
cần gì xin cứ sai khiến ! ".
Phật Nguyệt nói : " Còn chờ đợi gì nữa ! Nay đã đến lúc cần đến các tráng
sĩ đấy. Tìm người có tài có chí cùng nhau mưu việc, đó là một. Tích lương
trữ thóc tính kế lâu dài, đó là hai. Tụ khởi nghĩa binh, rèn đao tập gậy, đó là
ba. Học trò của chú tôi có một vài người, nhưng lực còn ít quá, mong các
tráng sĩ xắn tay áo cho ! ".
Ba tráng sĩ vui vẻ nhận lời, bèn tìm các bạn cùng chí và những người giỏi
đánh đáo múa gậy, đưa đến gặp Phật Nguyệt. Các học trò của chú cũng ra
sức kết giao hào kiệt, tập luyện võ nghệ. Phật Nguyệt họp dân làm binh,
chia thành đội ngũ. Mọi người tôn Phật Nguyệt làm chủ.
Lại nói về ba tráng sĩ ở ruộng khoai. Người cao tuổi nhất là Lê Bảo Hoàn
mưu cơ trí lự, vốn chỉ là dân cày nghèo, vì trong một cuộc đấu vật ở làng lỡ
tay quật mạnh con một tên cường hào ốm đến ba tháng, sau rồi nó bị què,
nên phải bỏ làng ra đi. Hoàn bị giặc bắt đi phu lại tìm cách trốn, trốn đã
nhiều lần, nhân một lần thấy tên quản phu người Hán đánh một người đàn
bà trẻ bằng roi da đầu bọc đồng, mới xách bổng tên này lên ném xuống
chân rừng. Giặc trói Hoàn lại đánh suốt ngày, nửa đêm Hoàn được Vũ Giao
và Đào Lộc đến cởi trói đưa đi.
Vũ Giao và Đào Lộc đều là dân chài nòi, bơi lặn như cá, đã có lần hai
người hai dao nhọn lặn sông đâm chết thuồng luồng, người ta gọi là dũng
sĩ. Hai người và Lê Bảo Hoàn bàn nhau cùng đi tìm Phật Nguyệt để mong
có thể thành được chí mình.
Có ngày nhân lúc bàn việc, Lê Bảo Hoàn nói với Phật Nguyệt : " Nàng là
phận gái mà có chí lớn, nay sự nghiệp đã bắt đầu, chúng tôi rất mừng.
Nhưng múa đao đánh gậy là việc nhỏ, còn như chém tướng phá thành, đến