người khổ cực nhất trong những người khổ cực của làng Yển và của cả
châu Thanh Hoa này nữa. Khi mới sinh ra, người đàn bà ấy đã không biết
bố mẹ là ai, vì là con đẻ rơi bỏ góc vườn, người ta nhặt và nuôi làm phúc.
Người đàn bà ấy suốt đời lam lũ vất vả, làm đày tớ các nhà giàu, làm nô tì
cho những nhà quan đô hộ. Bốn mươi tuổi mới lấy được chồng thì chồng
lại bị giặc bắt đi phu chết dấp dúi nơi ma thiêng nước độc. Bà đẻ được mụn
con gái lại bị dịch sởi mang đi. Bà góa thường than thở : " Giặc cướp
chồng, trời cướp con, tôi ăn ở hiền lành, ăn ngay nói thật mà sao khổ thế
này hở trời ! ".
Bà góa ở một mình trong túp lều lụp xụp mặc dù Phật Nguyệt vẫn mời bà
về ở với mình, bà vẫn cứ khư khư ra vào túp lều lụp xụp.
Phật Nguyệt suy nghĩ và bất bình khi nhìn các cảnh trái ngược, những tên
quan đô hộ và bọn tay sai thì vàng bạc đầy kho, thóc lúa đầy bịch, no nê
phè phỡn, đày tớ nô tì hàng chục hàng trăm, còn nhân dân thì hầu hết chui
rúc trong những túp lều lụp xụp, ăn đói mặc rách.
Nàng càng căm phẩn khi thấy những cô gái trẻ xinh tươi và làm lụng chăm
chỉ bị bán vào các cửa nhà quan, cửa nhà giàu, phải kéo dài một cuộc đời
đày đọa máu hòa nước mắt.
" Ruộng chiêm là chiêm bao ", cả vùng đất đồi gò bên sông Thao này khổ
vì nạn nước, nước sông nước đồng. Có làm mà chẳng có ăn. Nhưng mặc
dân mất mùa đói kém, giặc vẫn thu cho đủ thuế đủ lương, vẫn bắt người đi
phu đi tráng, dù cho nước ngập trắng đồng, dân sờ không thấy lần không ra
một hạt gạo. Bà góa nói với nàng : " Dân mình lành quá, chịu khổ nó quen
rồi. Với lại cũng là cái số cả ! ".
Tới năm vừa rồi, giặc vét thóc gạo tơ lụa các làng các chợ, làng Yển gần
như mất trắng tay. Nhân dân khắp nơi đều xôn xao phẫn uất.
Phật Nguyệt nói với bà góa : " Chúng ta có làm mà không được ăn, giặc kia