với cô gái : " Chúng tôi là dân làng đây, đều là dân làm ăn lương thiện, làm
gì có giặc Tô nào ở đây. Còn nàng từ đâu đến ? ". Thục nương bèn từ
thượng cung bước xuống. Mọi người nhìn xem, thấy là một người con gái
xinh dẹp, tuổi trạc đôi mươi hai tay cầm hai thanh kiếm, áo quần còn giây
vết máu, ai nấy đều lạ lùng, cất tiếng hỏi thăm. Thục nương nghe hỏi, nước
mắt trào ra, nói rằng : " Tôi là người ở trang Phượng Lâu, châu Bạch Hạc.
Giặc Tô tham sắc, muốn bắt tôi về hầu hạ nó, nhưng tôi là gái đã hứa hôn,
khi nào lại chịu làm điều sĩ nhục ấy, Tô Định bèn giết cha và chồng tôi, giết
cả bố chồng tôi rồi cho quân vây bắt tôi. Tôi chém tướng phá quân, một
mình về được tới đây, không ngờ lại được các cụ dân trang chào hỏi. Nếu
như giặc Tô theo đến, tôi quyết cùng chúng một trận sống mái ".
Dân chúng nghe nói, đều căm giận giặc Tô tàn bạo. Mọi người đón nàng
về, thay nhau chăm sóc. Được vài tháng, nàng nói với dân trang : " Làm
con không rửa được thù cha, làm vợ không trả được thù chồng, làm dân
không báo được thù nước, sao có thể sống mà không hổ thẹn ! Tôi xin cải
trang tu ở chùa làng, rồi sẽ định liệu ". Ông hương trưởng nghe lời nàng nói
cũng vui lòng hăng hái bàn với ông tự chùa cho nàng gọt tóc niệm Phật
nương mình nơi cửa thiền. Từ đó, Thục nương là một vị sư nữ đạo cao đức
trọng, tuần rằm mồng một lễ bái đèn nhang, nơi nào có người mời đi cúng
lễ dù gần hay xa nàng đều vui vẻ nhận lời, dựa vào các dịp đó mà tìm gặp
những người có chí.
Thục nương thường tìm đến hỏi thăm các cụ già, được các cụ tin cậy quý
mến. Một hôm, Thục nương mời ông hương trưởng và vài cụ phụ lão tới
chùa dự lễ dâng hoa cho Phật vào buổi tối, rồi giữ mọi người lại, đóng chặt
cửa Tam quan, cùng nhau bàn tính những chuyện lộ ra có thể mất đầu :
dựng cờ nghĩa đuổi giặc nước. Có một cụ già nói : " Đuổi giặc Hán ra khỏi
bờ cõi, dân ta lại làm chủ nước ta, ai chả muốn. Làng này toàn người tốt cả.
Việc nhà chùa muốn bàn chắc được dân nghe đấy ! ". Ông hương trưởng
thong thả nói : " Đành là dân nghe, nhưng làng ta đây người thưa ruộng
mỏng, cả làng chỉ vài chục nóc nhà, đói thiếu quanh năm, làm thế nào đánh