đuổi được giặc ? ". Thục nương nói : " Điều đó tôi đã nghĩ tới rồi. Có mấy
việc ta phải lo trước. Phải làm sao cho có người có của đã rồi mới nói
chuyện tụ nghĩa được ". Mọi người cùng bàn tán với nhau, tới canh ba mới
chia tay.
Sau hôm ấy, làng đón các phường châu về buôn bán, lại đón các ông lò rèn
về đánh dao đánh rựa bán đi các nơi. Nhờ có lò rèn và chợ trâu, người qua
lại Tiên La ngày thêm đông, Tiên La mới chiêu tập dân lang bạt các nơi về
chia đất cho, gọi là " cho một mũi cày " lấy đất bãi bồi bên sông mà chia.
Những dải đất soi vẫn bỏ hoang nay xanh ngắt chuối mía khoai ngô. Từ đó,
Tiên La mỗi ngày một thịnh vượng, xóm làng sầm uất, trên bến dưới
thuyền, đời sống nhân dân cũng nhiều phần khấm khá hơn trước, cũng là
nhờ công sức của Thục nương cả. Dân làng bảo nhau : " Trời cho dân ta
được Thục nương về đây. Không có Thục nương làm gì có được quang
cảnh này ". Dân làng một lòng một dạ tin theo Thục nương.
Thục nương lại bàn việc khởi nghĩa với ông hương trưởng và các cụ. Người
già vui lòng chống gậy đi các nơi nói với gái trai các trang các sách, nói với
người đánh cá quanh năm bồng bềnh sóng nước, nói với người cày ruộng
đầu năm chí tối xối mồ hôi trên luống đất, nói với những người không nhà
không cửa, lăn lóc quán chợ, đầu đình, nói rằng : " Ở Tiên La có nữ thần
quan được trời cho xuống cứu dân ta đấy. Khổ cực quá rồi ! Bà con ta hãy
đến Tiên La theo nữ thần quan mà cứu lấy thân, cứu lấy nước ! ". Các cụ lại
nói với các hào trưởng rằng : " Dân đây không thuộc quyền các ông, của
cải ruộng nương nhà các ông không thuộc quyền các ông. Quan Hán khinh
rẻ hiếp đáp các ông. Sao không theo nữ thần quan ở Tiên La mà đứng dậy ?
". Tiên La trang chẳng bao lâu đã là một trung tâm tu nghĩa mà ngôi chùa
cổ ở bên sông gần bến chợ đã trở thành chỉ huy sở của nghĩa quân vậy. Bấy
giờ các làng bên sông đều tích trữ quân lương, tụ họp trai tráng, mua ngựa
sắm thuyền, rèn gươm chứa giáo, chỉ chờ dịp nổi lên giết giặc. Mùa thu,
nghĩa quân họp lại dưới cờ Thục nương đã được trên một ngàn, thanh thế
lừng lẫy. Thục nương dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bát Nạn đại tướng