quân.
Bọn thống trị Hán giật mình kinh sợ, đem quan quân tới Tiên La đánh dẹp
nghĩa quân. Bát Nạn đại tướng quân đánh với giặc, lúc ẩn lúc hiện, giặc vây
nơi này thì nơi khác nổi lên, giặc không những không dẹp được Tiên La mà
còn bị nghĩa quân đánh thua nhiều trận.
Dân chúng các nơi theo về với Thục nương ngày càng đông.
Lại nói Tô Định cai trị cõi Nam giao, tham tàn có một, bạo ngược không
hai, dân chúng đâu đâu cũng một lòng oán hận. Hào kiệt bốn phương chống
kiếm đứng dậy kể có hàng trăm, gái trai các nơi nghiến răng mài giáo kể có
hàng ngàn, thiên hạ như nồi nước đang sôi sùng sục.
Cháu ngoại các Vua Hùng là Nàng Trưng Trắc ở Mê Linh cùng em là
Trưng Nhị dựng cờ đại nghĩa, truyền hịch khắp trong nước, giục giã mọi
người mau mau nổi dậy đánh đuổi giặc Hán tham tàn, giành lại non sông,
lật đổ ách đô hộ tàn bạo của dị tộc, cùng mưu một cuộc sống an vui, một
cảnh đời thái bình thịnh trị.
Trưng nữ chủ nghe tin Thục nương khởi nghĩa ở Tiên La nhiều lần đánh
quân Hán phải chạy dài, liền cho sứ đem hịch đến vời. Thục nương tiếp sứ
đọc hịch, lòng còn băn khoăn nghĩ ngợi, lưu sứ lại để còn suy tính trước
sau. Bấy giờ Thục nương cho mời các nam nữ đầu mục, một số các cụ phụ
lão và hương trưởng các trang lại, cùng bàn xem có nên đem quân theo về
với Trưng nữ chủ. Có người nói rằng : " Sức ta đã mạnh, giặc Hán hung
bạo mấy lần đến đánh ta đều phải tan chạy. Sao ta lại phải cắp giáo phụ vào
với người ? Vả lại Bát Nạn đại tướng cũng là bậc anh hùng ở đời, lo gì
không hoàn thành được nghiệp lớn ". Mọi người bàn cải xôn xao. Thục
nương ý cũng chưa quyết bề nào. Lúc ấy có một cụ già râu tóc bạc phơ,
mình gầy vóc hạc, mắt sáng như chớp, đứng dậy từ tốn mà rằng : " Lão nay
chỉ một Tết nữa là trời cho một trăm tuổi thọ, chưa bao giờ thấy anh hùng