luân nơi bể khổ. Nếu con có chí lớn hãy theo ta về chùa ". Bà sư đến nói
với hào trưởng xin cho Thiều Hoa về ở với mình, hào trưởng vui vẻ nhận
lời. Từ đó, Thiều Hoa về hầu hạ sư thầy, quét chùa, thắp hương và làm các
việc vặt. Sư thầy dạy Thiều Hoa học chữ, lại bảo Thiều Hoa tìm rủ những
người bạn tin cậy đến chùa, tối tối cùng nhau luyện tập các môn võ nghệ.
Cũng từ ngày đó, vườn chùa đã trở nên nơi rèn luyện của những người có
nghĩa khí, có lòng yêu nước thương dân.
Từ ngày Thiều Hoa về với sư thầy, tính nết đã có phần chín chắn hơn. Nàng
chăm chỉ luyện tập mong trở nên người hữu dụng cho đất nước, đem
chuyện giặc Hán tàn bạo và nỗi cực khổ của nhân dân nói cho các bạn trẻ
cùng nghe. Thiều Hoa chọn những người biết căm phẫn và có lòng hăng
hái, cùng nhau mưu việc lớn.
Một hôm, sư thầy gọi Thiều Hoa đến, bảo cho biết ở Mê Linh có Hai Bà
Trưng là con dòng lạc tướng, cháu gái các vua Hùng đã ban hịch đuổi giặc.
Thiều Hoa vui mừng xin với sư thầy cho đến Mê Linh. Sư thầy đã giã bánh
dày và đóng oản để Thiều Hoa và các bạn làm lương ăn đường. Năm ấy,
Thiều Hoa vừa mười tám tuổi.
Đến Mê Linh, Thiều Hoa và các bạn vào yết kiến Hai Bà Trưng, Thiều Hoa
kể mọi nỗi khổ cực của nhân dân sông Đà và sông Thao cũng như những
nỗi uất hận của mình. Hai Bà nghe Thiều Hoa nói, biết là người có chí, nhà
nghèo thân khổ, mồ côi cả bố mẹ, cho nên nung nấu lòng căm thù giặc. Hai
Bà khen ngợi Thiều Hoa và giao cho về địa phương mộ quân, dặn rằng phải
tụ họp người khổ cực rồi tìm nơi kín đáo cùng nhau luyện tâp, chờ lệnh
khởi nghĩa.
Thiều Hoa vui sướng trở về Song Quan, đi các làng trong vùng, tìm các bạn
mới, rồi cùng nhau tổ chức thành đội ngũ, luyện tập các môn đánh gậy,
đánh đao. Mỗi người đều tự kiếm lấy vũ khí cho mình. Thiều Hoa thường
cho quân đẽo gỗ xoan làm quả cầu, lấy gậy tre đẽo vát gốc mà đánh quả