bưng vào một cái khay trên để nước nóng, một cái bếp đèn cồn và tách uống
cà phê. Ông cố vấn cung đình chỉ cho cô ta mang vào phòng trong rồi bảo:
“Thế thì đúng ra ông phải quan tâm đến điêu khắc hơn là hội họa… Phải,
chỗ ấy đương nhiên là sáng hơn. Nhưng vấn đề là ở chỗ không biết nó có
chịu được ánh sáng ở cường độ ấy hay không… Ý tôi muốn nói đến nghệ
thuật nặn tượng, vì rút cuộc đó là môn nghệ thuật tạo hình liên quan nhiều
nhất đến cơ thể con người nói chung. Nhưng thôi, ta đi uống cà phê kẻo
nước sôi cạn mất bây giờ.”
“Chính thế, điêu khắc”, Hans Castorp phụ họa trong lúc họ cùng đi vào,
và quên bẵng mất không treo bức tranh về chỗ cũ hay dựng lại trong phòng
khách: chàng xách nó theo vào phòng hút thuốc. “Tất nhiên rồi, bức tượng
một nàng Vệ nữ Hy Lạp hay một chàng vận động viên điền kinh hẳn là sự
thể hiện nhân bản một cách hùng hồn nhất, không còn nghi ngờ gì nữa. Nếu
suy nghĩ sâu xa hơn có thể bảo rằng đó chính là cái chân, là cách thể hiện
tính nhân đạo của nghệ thuật.”
“Chà, riêng về phần cô nàng Chauchat”, ông cố vấn cung đình nhận xét,
“thì hội họa có vẻ là môn nghệ thuật phù hợp hơn, tôi tin rằng Phidias
hay
thằng cha có cái họ như đám con cháu Moses
thấy tướng mạo cô nàng… Ông làm cái gì vậy, ông định tha của nợ ấy đi
đâu?”
“Ông thứ lỗi, để tôi đặt nó dựa vào chân ghế, thế là ổn. Các nhà điêu khắc
Hy Lạp không để ý nhiều đến cái đầu đâu, thân thể mới là đối tượng quan
tâm chính của họ, có lẽ bởi vì đó mới chính là chỗ nhân bản… Vậy ra những
đường cong của phái nữ được tạo ra từ mỡ?”
“Rặt mỡ!” Ông cố vấn cung đình khẳng định như đinh đóng cột trong khi
mở khóa tủ lôi ra bộ đồ nghề pha cà phê gồm một cái cối xay cà phê Thổ
Nhĩ Kỳ dạng ống
, cái bình nấu cà phê cán dài, cái hộp hai ngăn đựng
đường và bột cà phê, tất cả đều bằng đồng thau. “Palmitin, stearin, olein
”,
ông ta vừa nói vừa dốc cà phê hột đựng trong hộp thiếc vào cối rồi bắt đầu
xay. “Các quý ông thấy đấy, tôi tự làm hết từ A đến Z, như vậy cà phê pha ra
mới chuẩn. Chứ ông tưởng sao? Không lẽ người họ núng nính vì hạnh nhân
ngào đường?”