PHẦN II: CUỘC ĐẠI CẢI CÁCH GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC VÀ NHỮNG
THÀNH TỰU KHOA HỌC, KỸ THUẬT
I. GIÁO DỤC
Một trong những cuộc cách mạng trung tâm là cuộc cách mạng giáo
dục. “Chỉ có người được giáo dục mới biết và có sức để khắc phục sức ỳ
trong mình và tìm thấy vui ở hoạt động”. Nhà nước và xã hội Đức đã ý
thức vai trò “hướng đạo” của Đại học từ thời Cải cách tôn giáo
(Reformation, thế kỷ 16), đã sử dụng Đại học như những định chế
(Institutions) của Tri thức (Wissen) của Khoa học và của Lương tâm
(Gewissen) của người hành động, đào tạo cả hai, kiến thức và đạo đức,
phát triển nhân cách và cá tính, nhắm vào sự trung thành với nguyên tắc
và những giá trị tinh thần, những giá trị làm thành “Văn hóa”, một khái
niệm rất quan trọng đối với Đức. Văn hóa có nghĩa là vun xới
(Kultivierung) tinh thần và tâm hổn. (Freud nói nhiều về Văn hóa trong
quyển sách nổi tiếng của ông “Das Unbehagen in der Kultur” và những
mâu thuẫn của nó với những ham muốn của con người). Những chức vụ
nhà thờ và nhà nước đều phải được đào tạo ở đó.
Nét độc đáo ở Đức là các công chức (Beamten) phải được đào tạo ở đại
học. Đó là lý do khiến giai cấp công chức này chính là người đã thực hiện
cuộc cách mạng và canh tân đất nước một cách thành công sau khi thua
Napoleon. Đó là cuộc cách mạng của tầng lớp công chức có tri thức.
Nước Đức càng tin tưởng mãnh liệt chỉ có giáo dục mới giúp đất nước
tiến lên vị trí hàng đầu. Giáo dục, và giáo dục bằng khoa học, đã trở thành
một lý tưởng sống mới giữa thế kỷ 19. Giáo dục đã trở thành một tôn giáo
của đời thường. Nhà nước trở thành nhà nước của giáo dục, của trường
học. Giáo dục nhằm mục đích đưa con người đến tự hành động, tự phát
triển các tiềm năng của mình, chứ không phải chỉ thi hành hay làm theo
mệnh lệnh. Đó là điều nhà nước Phổ cần. Thế giới ý tưởng (Ideenwelt)
của giáo dục đã được nhiều con người cao quý gieo trong thế kỷ 18:
Rousseau, Kant, Herder, Goethe, Schiller, Fichte; trong sư phạm:
Pestalozzi. Đấy là đợt sóng cao của chủ nghĩa nhân văn mới