“Sự bá chủ về khoa học của Đức trên mọi lĩnh vực không trừ một ngoại lệ
nào ngày nay đã được mọi người công nhận. Sự ưu việt của Đức trong
khoa học là cái tương đương của sự ưu việt của Anh trong thương mại và
trên biển. Nói một cách tương đối, nó có lẽ còn lớn hơn nữa.”
Mô hình
đại học Đức, bắt đầu là ý tưởng đại học Berlin của Wilhelm von
Humboldt, đã được áp dụng nhiều trên thế giới, từ Anh đến Mỹ, Nhật,
Israel...không nói các nước khác trên lục địa. Abraham Flexner, nhà cải
cách đại học quan trọng nhất của Mỹ đã đánh giá đại học Đức như một
“viên đá quý trên vương miện”, tự trị nhiều hơn, phát triển cao hơn, được
đánh giá cao hơn và có ảnh hưởng nhiều hơn (lên đại học các quốc gia
khác); kỹ nghệ, sức khoẻ con người và mọi hoạt động thực tiễn đều phải
cảm ơn nền đại học Đức vô hạn, mặc dù tinh thần của nền đại học đó
không hề mang tính chất thực dụng hay nghề nghiệp.
Thế kỷ 19 là thế kỷ vinh quang đã khai phá thế giới với tốc độ bão táp
đến tận những chiều sâu chưa từng có và đến những lĩnh vực chưa từng
biết trước đó. Kiến thức khoa học sinh sôi, rồi tổng hợp, và lại tiếp tục
sinh sôi, dậy lên trong men khai phá, men thành công, tất cả trong niềm
tin mãnh liệt con người có thể trưởng thành bằng chính lao động nghiên
cứu của mình. Cánh cửa của tự nhiên lần lượt mở ngày càng rộng ra trước
con mắt khám phá của con người. “Vừng ơi mở cửa!”. Đó là niềm tin của
Emmanuel Kant ở cuối thế kỷ trước như một di chúc cho thế giới, tin
tưởng con người sẽ sử dụng chính cái đầu của mình để ra khỏi giai đoạn
“thơ ấu” tự chuốc lấy (selbstverschuldet) của mình mà không cần quyền
lực nào khác.
Sự đóng góp của Đức vào khoa học ở thời gian đầu thế kỷ còn khiêm
tốn, với các phát hiện tia hồng ngoại (F.W. Herschel), tử ngoại (J.W.
Ritter) và định luật Ohm (G.S. Ohm), khiêm tốn trước các đóng góp lớn
lao của Pháp và Anh. Đó là hệ quả của sự lấn lướt của triết học tự nhiên
(Naturphilosophie) trước khoa học tự nhiên của nước Đức và sự lạc hậu
của nền kinh tế, chính trị của Đức ở thế kỷ 18. Nhưng với chính sách cải
cách và đầu tư cho giáo dục, quyết lấy những “sức mạnh tinh thần
(geistige Kräfte) để bù đắp lại sự mất mát về vật chất”, với sự thành lập
đại học Berlin 1810 để thể hiện quyết tâm của nhà nước Phổ trong công