đã trở thành nước tiên phong và là nước phát triển nhất châu Âu trong
đêm trước thế chiến thứ nhất. Năm 1887 chính quyền Anh đã phải ra đạo
luật bắt buộc các hàng hóa nhập từ Đức phải mang nhãn hiệu “Made in
Germany” để kỳ thị là hàng thuộc loại “chất lượng kém”!
Tâm huyết của Nguyễn Xuân Xanh hẳn là nằm trong phần II khi viết
“Nước Đức càng tin tưởng mãnh liệt chỉ có giáo dục mới giúp đất nước
tiến lên vị trí hàng đầu” hay “Người Đức không tự ví mình như những
người La Mã (chiến chinh), mà thấy gần gũi với người Hy Lạp hơn, một
dân tộc đã thiết lập sự hiện hữu vĩnh cửu của mình trong thế giới ý tưởng
của triết học, khoa học, văn học và nghệ thuật hơn là trong quân sự hay
chính trị” và “hãy đào tạo con người theo Hy Lạp”. Tác giả mô tả quá
trình xây dựng một hệ thống giáo dục mới, cởi trói và phá vỡ truyền thống
hàn lâm cũ. Những đại học kiểu cũ chẳng khác gì những “trường trung
học”, vì nhiệm vụ của giáo sư vẫn là dạy học và thành tích của sinh viên
vẫn còn là tiếp thu những gì giảng dạy. Đại học phải trở thành nơi học tập,
nghiên cứu và tìm hiểu khoa học để vươn lên những ý tưởng, hiểu biết và
chân lý mới. Và nó chỉ có thể phát triển trong tự do: Tự do dạy học và tự
do học trên cơ sở thống nhất giữa nghiên cứu và giảng dạy. Đó là những
đặc trưng nổi bật của đại học Đức. Với hệ thống đại học ấy, nước Đức đã
tiến hành cuộc cải cách giáo dục, qua đó phát triển công nghiệp.
Những con người tác động thành bức tranh lịch sử của thế kỷ 19 được
tác giả sắp xếp theo thứ tự từ năm 1800-1900 trong phần III. Tác giả cũng
diễn giải những sự kiện liên quan đến thời điểm đó trong hoàn cảnh xã hội
châu Âu.
Nguyễn Xuân Xanh đã viết quyển sách này với ý muốn giới thiệu cho
những sinh viên VN trẻ sắp làm quen với văn hóa Đức “thêm một số
thông tin về nước Đức trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật”. Ý muốn thật
khiêm nhường, vì khi đọc gần 200 trang sách này, tôi vốn đã sống ở Đức
trên 30 năm, vẫn học được thêm nhiều điều bổ ích, thậm chí nhiều điều
không biết về nước Đức và dân tộc Đức.
Hơn thế nữa, vì đọc những dòng chữ do một người bạn thân, tôi thấy
như đang được nghe Nguyễn Xuân Xanh nói chuyện, đang tâm sự, đang