học và của giáo dục.
Đọc xong, tôi cũng muốn nói: Minh triết, khoa học và giáo dục như thế
tất yếu dẫn tới cái thế giới mở, tư duy mở cho mọi nỗ lực và sáng tạo
không có giới hạn...
Đọc xong, tôi càng ngộ ra: Mọi thứ dù hay ho thế nào, nếu bị đóng
khuôn vào một khuôn khổ với mục đích để trở thành hay để sinh sản ra
một chủ nghĩa, thì cuối cùng chỉ có thể đem lại một tà giáo, thường kéo
theo mọi hiểm họa có thể cho con người và xã hội...
Khuôn khổ của cuốn sách nhỏ này không đụng chạm tới nước Đức của
Đệ tam đế chế (das Deutsche Dritte Reich) trong thế kỷ XX, không đụng
chạm đến tác hại hủy diệt của một thể chế chuyên chính có tham vọng bá
quyền một cách mù quáng, để cuối cùng tự hủy diệt tinh hoa của chính
nó, làm suy sụp nó. Nước Đức đã cung cấp cho thế giới hai tấm gương tốt
và xấu nhất: Sự vươn lên thần kỳ, mà thế kỷ XIX là nền tảng, và sự hủy
diệt, gây đau thương vô vàn cho thế giới vì tham vọng vô hạn của chuyên
chính. Các bài học này hôm nay vẫn còn nguyên giá trị cho thế giới.
Tuy nhiên vẫn trong dòng suy nghĩ về nước Đức thế kỷ XIX, tôi thực
sự muốn nói: Cũng chính minh triết, khoa học và giáo dục của nước Đức
là nền tảng để tạo ra sự đoạn tuyệt dứt khoát của dân tộc Đức với Đệ tam
Đế chế (die kategorische Abbrechnung der deutschen Nation mit dem
Deutschen Dritten Reich), làm cho nó hồi sinh nhanh chóng, và mang lại
cho nước Đức vai trò và vị thế nó phải có trong thế giới của hòa bình, hợp
tác và phát triển hôm nay./.