Năm 1850 một mạng lưới xe lửa với chiều dài 6.000km đã được xây
dựng xong cho việc vận chuyển người và hàng hóa. Đến năm 1870 đã có
18.876 km. Nếu năm 1854 August Borsig sản xuất chiếc đầu máy xe lửa
thứ 500, thì năm 1858 đã sản xuất đến chiếc thứ 1.000! Ngoài Borsig ra
còn có nhiều công ty khác chế tạo đầu máy xe lửa nổi tiếng khác như
Schwartzkopff ở Berlin, Henschel ở Kassel, Egerstorff ở Hannover,
Hartmann ở Chemnitz, Kessler ở Esslingen và Karlsruhe, Maffei và Kraus
ở München, Clett ở Nürnberg, Schichaus ở Elbing, MAN
(Maschinenfabrik in Ausgburg). Đường sắt trở thành một cuộc “cách
mạng vận tải” như cái xương sống cho ngành kinh tế Đức. Nó cũng thúc
đẩy mạnh sự phát triển ngành chế tạo máy và luyện kim, đúc thép
(Krupp). Người ý thức được tầm chiến lược của đường sắt như một bước
đi trước để kéo con tàu kinh tế Đức là Friedrich List,
nhìn xa của Đức. Ông là người tiên phong vận động không mệt mỏi cho
Hiệp hội thuế quan và hệ thống xe lửa. Hệ thống xe lửa sẽ giúp thống nhất
các nước Đức riêng lẻ với nhau. Ông còn vận động để thành lập một
“Vùng kinh tế toàn châu Âu”, như kiểu EU ngày nay, nhưng phải có một
thời gian chuyển tiếp bảo vệ thuế quan để thực hiện các điều kiện bình
đẳng trong cạnh tranh cho các nước của khu vực.
Sự hình thành hệ thống đường sắt đem lại sự khai thông huyết mạch
cho thị trường, các ngành kinh tế, hàng hóa, nói chung cho công cuộc
công nghiệp hóa.