NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 22

Phải mất nhiều năm sau đó, dân chúng Nhật mới hiểu được đầy đủ

những nỗi đau khổ mà đất nước họ đã gây ra cho châu Á. Ngay hiện nay, đề
tài này vẫn tiếp tục là điều cấm kỵ và các thông tin về những năm tháng
khủng khiếp ấy rất khó thu thập. Cuộc xám hối tập thể của dân tộc Nhật
Bản vẫn còn chưa kết thúc. Những con quỷ vẫn chưa hoàn toàn bị trừ khử.
Những chấn động đã để lại các dấu vết không thể tẩy xóa nổi. Những vết
thương lại đột ngột bị tấy lên vào tháng 8 năm 1990, nhân việc thảo luận về
việc gửi quân Nhật sang Trung Đông để cùng các nước trong liên quân
buộc Irak rút khỏi Koweit. Sau chiến tranh, nước Nhật đã cam kết vĩnh viễn
không sử dụng vũ lực để giải quyết các xung đột quốc tế. Phải chăng người
Nhật đã xét lại lời thế của mình ? Ngày 6 tháng 11 năm 1990, một cuộc
thăm dò dư luận đã cho thấy một đa số áp đảo đến 78 % người Nhật chống
lại việc sửa đổi Hiến pháp và cho phép gửi các lực lượng “phòng vệ” ra
nước ngoài.

“Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã gây ra những tai

họa thảm khốc cho biết bao quốc gia đến mức chúng tôi không bao giờ có
thể xin lỗi họ cho đủ. Sau những thể nghiệm như thế, chúng ta vĩnh viễn
không thể tự cho phép hướng mũi súng của mình ra nước ngoài, dù là để

chống lại người Irak.

[4]

Đó là tuyên bố của Michiko Goto, ứng cử viên

Đảng Xã hội tại Quốc hội Nhật Bản.

Năm 1945, các thành phố Nhật Bản là cả một cảnh tượng bi thảm.

“Ông hỏi tôi về tình trạng của Tokyo ư ? Để tôi kể cho ông nghe chuyện

này – Guillain nói – Tòa nhà của Sứ quán Pháp đã bị thiêu rụi. Tòa nhà này
cũng tương đối nhỏ thôi, thế mà một mình nó đã phải chịu những 35 quả
bom ! Nó bốc cháy và chỉ còn lại một căn hầm dưới đất, nơi trú ẩn của một
nhân viên làm bếp của chúng tôi. Ông ta đã ở đó với hàng tá đồ hộp dự trữ.
Từ nhà ga Ueno, tôi đã phải đi bộ một quãng đường năm cây số mới đến
được sứ quán. Quận Azabu nằm trên một ngọn đồi, nơi đặt sứ quán và nơi
trước đây đã mọc lên những ngôi nhà san sát nằm dọc những khu phố hẹp.
Khi đến đó, giữa các ngôi nhà đổ nát và ngay trên con đường mà tôi từng đi
lại hàng ngàn lần… tôi đã lạc đường. Không một thứ gì còn đứng vững ở
đây cả. Một lần khác, tôi đã đi đến Yokohama. Để đến đó, tôi phải băng qua
suốt Tokyo từ Bắc đến Nam. Để đi như thế, tôi đã phải mất hai giờ trên xe
Jeep và suốt quãng thời gian đó tôi thấy không còn một ngôi nhà nào cả. Tất
cả, tuyệt đối tất cả, đều bình địa”.

Về những lợi ích mà Nhật Bản tự cho rằng đã mang lại cho khối “Đại

thịnh vượng” ở châu Á, quả cũng phải nói rằng, trong một vài trường hợp,
các viên chức Tokyo đã có thực hiện một số thay đổi. Họ thậm chí còn thiết
lập cả một số cơ sở cho công nghiệp hóa. Cho nên, ở Đài Loan, số người
Hoa lớn tuổi thường không mấy gay gắt khi hồi tưởng lại thời kỳ thống trị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.