của mình. Liệu có cần nhắc lại những vết nhục nhã sâu sắc của người Nhật
?
“Một cảm giác thua cuộc hoàn toàn, thất bại tuyệt đối đã bao trùm lên
nước Nhật – Guillain nhấn mạnh – Nhưng cảm giác ấy cũng lại đi kèm với
cả những tiếng thở dài thoát nạn: chiến tranh đã chấm dứt. Đã chấm dứt
những cuộc không tập khủng khiếp và chấm dứt luôn những đạo quân chết
tiệt. Cuối cùng, người Nhật đã hiểu rằng mình đã bị lừa dối. Và họ đã lâm
vào cảnh nghèo khổ và đói kém trong một thời gian dài.”
II. Tái thiết và cất cánh kinh tế (1945 – 1965)
Đưa có cho kẻ đói, ngay tức khắc hắn sẽ nuốt chửng con cá. Nhưng nếu
dạy hắn ta câu cá, hắn ta sẽ có cá ăn suốt đời.
Ngạn ngữ Trung Hoa
1945 – 1955: Những vết thương đóng sẹo
Hôm sau ngày đầu hàng, cả Tokyo đều lao vào cứu lấy những gì còn sót
lại trong các ngôi nhà đổ nát. Họ bới tung các đống gạch vụn để tìm kiếm
một vài vật dụng cá nhân còn có thể dùng được. Một người đàn ông đã lôi
ra được một cái chậu bằng sứ, mà do một phép màu nào đó, hãy còn nguyên
vẹn. Một bà lão đã tìm ra một vài thứ dụng cụ làm bếp và trân trọng xiết
chặt lấy chúng trong bàn tay. Khi gặp một người Mỹ, trên đường, người
Nhật đều cúi đầu len lét. Những lá cờ Nhật Bản đã hoàn toàn biến mất. Lần
đầu tiên trong lịch sử, nước Nhật bị chiếm đóng. Các hạm đội của Đồng
minh đã vào bến Yokosuka, trong khi các đơn vị không lực Hoa Kỳ thì
đóng tại Tokyo. Dân chúng nhật đều rút cả về cố thủ trong nhà. Họ nghĩ
rằng thời kỳ trả thù đã đến và chờ đợi những hành động tàn bạo từ phía
quân đội Hoa Kỳ. Những nỗi tuyệt vọng và xấu hổ đã không kéo dài. Rất
nhanh chóng, dân tộc Nhật đã trở thành một tấm gương mẫu mực cho cả thế
giới. Nước Nhật đã thua cuộc trong chiến tranh. Đúng ! Nhưng nó đã thắng
trong hòa bình.
Sau những cuộc tranh luận kéo dài ở Washington, Hoa Kỳ đã quyết định
không truất ngôi vua của Nhật hoàng. Những người chủ trương truất ngôi
đã cho rằng hoàng đế là trái tim của một huyền thoại vốn tự xem mình là
Thiên hoàng, là hiện thân của chủng tộc thượng đẳng Nhật Bản, thậm chí là
chỗ dựa cho chính sách đế quốc, sô-vanh và quân phiệt của Nhật. Những
người chủ trương giữ lại ngôi báu thì lại đề cao khuynh hướng dân chủ và
tự do từ đầu thời đại Minh Trị, rồi suốt giai đoạn Taisho cho đến những năm
1910 – 1920. Những người này nhấn mạnh rằng nếu muốn lập nên ở Nhật
Bản một nền dân chủ thực sự thì hoàng đế sẽ giữ một vai trò ổn định hóa vô
cùng cần thiết. Mặt khác, việc truất ngôi và đem xét xử hoàng đế rất có thể
sẽ biến nước Nhật thành bất trị. Những lập luận này đã thắng. Hoàng đế chỉ