NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 26

cách này đã được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Chính phủ Nhật, với
một sự ngoan ngoãn mẫu mực, đã không gây bất cứ trở ngại nào cho việc
thi hành các cải cách, trong khi dân chúng Nhật ngày càng cảm thấy có một
nền tự do mà họ chưa từng bao giờ dám nghĩ đến. Một hòa ước với hầu hết
các nước trong khối Đồng minh cuối cùng cũng đã được kí kết vào tháng 9
năm 1951. Để chính thức chấm dứt thái độ thù địch, hiệp ước SanFrancisco
đã trao trả cho Nhật Bản chủ quyền của mình, nhưng đồng thời cũng khẳng
định Nhật Bản phải trả lại tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng từ năm 1895.
Quan hệ ngoại giao đã được nối lại giữa Tokyo và 48 quốc gia. Nước Nhật
đã dần dần giành lại vị trí của mình trọng cộng động quốc tế. Chính trong
bầu không khí lắng dịu và đây hi vọng ấy mà người Nhật đã bắt tay lao
động.

Không chậm trễ, họ dốc toàn tâm toàn lực cho công cuộc tái thiết đất

nước. Trong công việc này, quả thực họ đã nhận được những trợ giúp khổng
lồ của Hoa Kỳ và, chẳng bao lâu sau, Nhật Bản đã nhanh chóng xóa sạch
mọi vết tích chiến tranh… bắt đầu từ Tokyo.

“Với một sự nhanh chóng đáng kinh ngạc, dân chúng Tokyo đã dọn sạch

thành phố”. Thật là một điều không thể tưởng tượng nổi. Trong vòng 15
ngày, họ đã lập được trật tự. Đó là “tác phẩm” của dân chúng, vì quân đội
đã trở về các doanh trại. Người Mỹ chỉ đổ bộ đến sau đó. Rất nhanh, trong
bức tranh màu xám xịt, màu bao phủ mọi cảnh sắc Tokyo lúc bấy giờ, đã
bắt đầu xuất hiện màu trắng của vỏ bào từ những ngôi nhà gỗ mới cất.
Những ngôi nhà này lúc ấy mới chỉ là những cái chòi. Và cũng chính từ
những cái chòi này đã được xây lại tức tốc ngay trên những con hẻm trước
kia, mà không theo một quy hoạch nào. Phải nói rằng, trong khi vội vã,
người ta đã hoàn toàn làm hỏng mất những vẻ dáng cũ của Tokyo” –
Guillain kể lại.

Ngay sau khi các lực lượng đồng minh hoàn tất việc phi quân sự hóa

hoàn toàn nước Nhật vào cuối mùa thu năm 1945, một phái đoàn điều tra
của Mỹ, do Edwin Pauley và Owen Lattimore dẫn đầu, đã đến Tokyo để
nghiên cứu cách thức tốt nhất để Nhật Bản đền bù những thiệt hại do những
hành động bạo ngược của mình cho các nước châu Á. Phái đoàn đã tuyên
bố không úp mở với người Nhật là không thể có chuyện cho phép họ rót
những khoản bồi thường dưới dạng các thành phẩm, vì cách bồi thường này
sẽ tạo điều kiện cho nước Nhật tăng cường khả năng công nghiệp của mình.
Theo ý phái đoàn này, nước Nhật phải thực hiện bồi thường dưới dạng các
phân xưởng được tháo gỡ ra, vận chuyển và lắp đặt lại ở các quốc gia, nơi
mà quân đội Nhật hoàng đã thực hiện những tội ác man rợ nhất. Một danh
sách 1.000 phân xưởng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Người ta cho rằng nước
Nhật sẽ không bao giờ có thể ngoi lên được đến một mức sống cao hơn các
nước châu Á khác. Nếu như 1.000 phân xưởng ấy thực sự được tháo gỡ và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.