chuyên chở ra khỏi nước Nhật thì, hầu như chắc chắn, Nhật Bản sẽ gặp
những trở ngại to lớn trong việc tái thiết nền kinh tế. Nhưng, rất nhanh ở
Washington, người ta hiểu rằng việc tháo gỡ các phân xưởng là một công
việc nhiêu khê và ít có lợi. Cuối cùng, rất ít thiết bị đã rời khỏi nước Nhật.
Vài năm sau đó, khi bước vào cuộc chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã thay đổi
hoàn toàn các chính sách của mình. Vấn đề “trừng phạt” từ đó mãi mãi
không còn được đặt ra cho nước Nhật nữa.
Tháng 5 năm 1946, nội các đầu tiên được thành lập bởi Shigeru Yoshida,
người được mệnh danh là “Adenauer
[5]
của Nhật Bản”. Ít lâu sau, chính
phủ đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế đầu tiên. Kế hoạch này rất
khiêm tốn và hầu như chỉ bao gồm công nghiệp than đá. Mục tiêu hàng đầu
được đặt ra cho năm 1947 là sản xuất 30 triệu tấn than, một khối lượng tối
thiểu vừa đủ cho hoạt động của các phân xưởng còn có khả năng hoạt động,
cùng một phần thặng dư khiêm tốn là ba triệu tấn để khởi động lại các phân
xưởng. Nước Nhật đã quá kiệt quệ để có thể hi vọng có một sự phát triển
nhảy vọt. Đối với các nhà kinh tế Nhật Bản, việc ưu tiên cho than đá là giai
đoạn đầu có tính chất sống còn để thực hiện các mục tiêu phát triển bước
đầu. Bất chấp những khó khăn vật chất vô cùng nghiêm trọng, năm 1947,
Nhật Bản đã công bố mức sản xuất thực tế là 29.3 triệu tấn than. Thế là mục
tiêu đã đạt được. Từ nay, việc phục hồi nền công nghiệp nặng đã có thể bắt
đầu. Và sự phục hồi đó đã trở thành hiện thực: sản xuất công nghiệp của
Nhật Bản đã tăng 22% vào năm 1947 và 46% vào năm 1948.
Nước Nhật xây dựng lại các thành phố
Trong vòng chưa đầy ba năm, Tokyo với 90% diện tích bị san bằng bởi
bom đạn, đã tìm lại dáng dấp một đô thị con người. Tokyo vẫn còn là một
thành phố được chắp vá bằng gỗ tạp, nhưng ở đây, tất cả mọi thứ đều hoạt
động. Tàu hỏa bắt đầu chạy lại. Xe buýt cũng vậy. Hồi chiến tranh, phương
tiện di chuyển phổ biến nhất là tàu hỏa hoặc xe đạp. Từ đầu những năm 50,
hãng Hino Nhật Bản đã sản xuất một dạng xe ba bánh nhỏ mà mỗi khi di
chuyển, nó lại phát ra những tiếng nổ lạch bạch như cái tên “Bata bata” của
nó với một làn khói mù mịt. Ít lâu sau, cũng hãng Hino này đã sản xuất ra
những chiếc xe hơi thực thụ đầu tiên của thời đại hậu chiến, bắt chước kiểu
xe 4 CV Renault. Điện báo và các dịch vụ bưu chính cũng được khôi phục.
Ưu tiên hàng đầu: trường học được mở lại trong một thời gian kỷ lục. Thậm
chí người ta đã thấy đây đó xuất hiện những khung thép đầu tiên của các
ngôi nhà cao tầng. Các viên chức chính phủ Nhật, bao gồm cả bộ trưởng Bộ
Ngoại giao, đã được đưa về sống ở các lán bằng gỗ. Dần dần, Tokyo đã
khoác dáng dấp một thành phố với những ngôi nhà kiểu “hộp giày” nối đuôi
nhau thành hàng với các gian buôn bán ở tầng trệt và chỗ ở trên tầng hai.
Tất cả được bao bọc bởi một mạng lưới chằng chịt những dây điện lủng
lẳng trên các cột điện bằng gỗ hoặc bê tông. Chỉ vài năm sau khi chạm đến