đáy vực thẳm, Tokyo đã thể hiện rõ ý muốn dẫn đầu trong số các thủ đô của
châu Á.
Dù vậy, sự nghèo đói hãy còn rất lâu mới có thể biến mất. Rất lâu. Các
năm 1946 và 1947, Mac Arthur đã tổ chức chuyển đến Nhật Bản nhiều toa
hàng tiếp tế. Dân chúng Nhật thường xuyên bị đói. Người ta ước tính rằng,
trong các thành phố, mỗi người dân chỉ ăn một khẩu phần khoảng 1.000
calori mỗi ngày. Lúc mới đầu hàng, nước Nhật có 22 triệu người không nhà
ở. 10 triệu người Nhật tức khoảng 1/3 số người thuộc lứa tuổi lao động bị
thất nghiệp. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người Nhật bị
trục xuất về nước.
Tôi đã phỏng vấn một linh mục Pháp, ông Marcel Le Dorze. Ông này
đến Nhật vào năm 1952. Tôi đến gặp ông tại trung tâm truyền bá công giáo
Shinsei Kaikan ở quận Shinomachi, giữa thủ đô Tokyo.
“Năm 1952, nước Nhật chìm ngập trong sự đói nghèo. Tôi không nói là
khốn cùng nhưng nghèo khổ thì chắc chắn. Dân thành thị trông đúng là
thảm hải. Các ngôi nhà chọc trời mà chúng ta thấy ngày nay ở Tokyo thật ra
mới chỉ được bắt đầu xuất hiện từ những năm 60. Khắp nơi, trong thành
phố chỉ thấy những đường là đường… những con đường sụt lở. Năm 1952,
ở Tokyo không có lấy một con đường trải nhựa. Đường sắt đã hoạt động.
Nó không được tiện nghi lắm nhưng dù sao cũng là hoạt động. Thành phố
không có xe hơi. Vài chiếc xe duy nhất đều là xe Mỹ. Những chiếc xe hơi
Nhật Bản đầu tiên được sản xuất khoảng năm 1958. Dân Nhật tuyệt đối
không biết đến nghỉ lễ. Trong ngôn ngữ Nhật không có từ này. Ngày chủ
nhật, mọi người vẫn làm việc. Mỗi người làm việc cả bảy ngày mỗi tuần và,
thông thường, một cường độ lao động như vậy cũng không đủ nuôi gia
đình. Những người Thiên chúa giáo tự cho phép mình thói quen xa xỉ là đi
lễ mỗi chủ nhật, một ngoại lệ trong xã hội Nhật Bản. Ngày lao động ở đây
dài vô tận. Thời điểm kết thúc ngày lao động thường không cụ thể. Chỉ bắt
đầu từ năm 1959 người ta mới dần dần áp dụng chế độ mỗi tháng nghỉ hai
chủ nhật (chủ nhật thứ hai và thứ tư hoặc chủ nhật thứ nhất và thứ ba). Về
phần trẻ em, mặc dù thời buổi khó khăn là vậy, chúng vẫn không phải lao
động và phải cắp sách đến trường cho đến năm 15 hoặc 16 tuổi”.
Mọi người có nghĩ đến việc tái thiết đất nước, hiến dâng mình và hi sinh
vì đất nước không ?
“Theo tôi thì cuộc sống khi ấy quá khó khăn đến mức mọi người chỉ lo
trước hết cho sự tồn tại của bản thân. Đó là một cuộc đấu tranh sinh tồn. Sự
thiếu dinh dưỡng thể hiện rất rõ rệt trên đường phố. Rất ít người trông còn
có sức sống. Bệnh lao phổi hoành hành khắp nơi, cũng từa tựa như bệnh
ung thư ngày nay vậy. Người ta sống trong những ngôi nhà bằng gỗ. Đồ đạc
không có. Các bức tường đều làm bằng ván, sàn bằng đất nện, nhà chỉ có