nhanh chóng thiết lập một thứ chủ nghĩa dân tộc không phục vụ cho cá
nhân như ở phương Tây, mà phục vụ cho dân tộc và ở một chừng mực nhất
định, cho tập thể. Đó không phải là chủ nghĩa tự do, mà đúng hơn, là chủ
nghĩa gia trưởng độc quyền. Với một nền quân chủ lập hiến và một bộ máy
nhà nước hiệu quả, nước Nhật đã bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ.
Bài học của Nhật Bản là cần biết chọn lựa những công cụ cụ thể của một
nhà nước Tây phương hiện đại mà không hề làm biến dạng tinh thần Nhật
Bản. Phương châm này, cho đến tận ngày nay, vẫn giữ nguyên giá trị. Nước
Nhật, cường quốc kinh tế, chàng khổng lồ về tài chính, nhà vô địch về kỹ
thuật…, bên trong lớp sơn Tây phương, vẫn tiếp tục là một quốc gia với
những truyền thống dân tộc mạnh mẽ. Chớ nên lầm lẫn: nước Nhật vẫn
luôn xa lạ với thứ văn minh của Mac Donald. Bởi lẽ, bất chấp những xu
hướng mới của giới trẻ, tâm hồn Nhật Bản vẫn hầu như không thay đổi
trong đa số người Nhật.
Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi vốn đã dẫn nước Nhật đến sự bại trận phải
chăng là một định mệnh của lịch sử ? Từ lâu trong lịch sử, nước Nhật đã
nuôi dưỡng một thứ mặc cảm tự ti trước để quốc Trung Hoa rộng lớn và
hùng mạnh. Mặc cảm ấy đã tạo ra một thứ phản xả tự về và cô lập, mang
đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Vậy phải chăng cú sốc phương Tây vào
cuối thế kỷ XIX đã gây ra những phản ứng tương tự trong giới lãnh đạo ở
Tokyo ? Sáu mươi năm sau thời Minh Trị và thời kỳ mở đầu xây dựng một
nước Nhật hiện đại, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc lại đã mở đường
cho những người chủ trương đóng cửa (sakoku) giành thắng lợi. Những
người này tán thành việc tống cổ bọn “man di” ra khỏi đất nước và đối
nghịch hẳn với khuynh hướng ngược lại là mở cửa (kaikoku) và quốc tế hóa
nước Nhật. Năm 1872, Hinomaru lá cờ Nhật Bản khi được đưa ra, vốn được
dân chúng ngưỡng mộ như một biểu tượng của mặt trời mọc lại như tỏa
sáng trên toàn thế giới. Hình tượng Hinomaru đã cuốn hút người Nhật như
một thứ bùa mê và hướng họ tới những xu hướng dân tộc và bài ngoại dữ
dội nhất. Năm 1888, bài quốc ca đã được đưa vào Hiến pháp. Đó là bài
Kimigayo, “Triều đại của hoàng đế”. Năm 1890, nước Nhật đã chọn lễ
Kigensetsu làm ngày quốc khánh. Lễ này kỷ niệm việc lên ngôi của Jimmu,
vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản, vào năm 660 trước công nguyên. Đó là
những biểu tượng. Còn việc lên ngôi của hoàng đế Showa (Hirohito) vào
năm 1926 đã đánh dấu việc chuyển hướng nhanh chóng của nước Nhật sang
chủ nghĩa quân phiệt và phát xít, vốn đã đẩy đất nước xuống vực thẳm.
Đầu năm 1945, đế quốc bại trận này đã lâm vào tình trạng tuyệt vọng.
Hơn một trăm thành phố chỉ còn là những đống tro tàn. Từ mùa xuân,
Tokyo đã bị dội bom liên tục. Ngày 9 tháng 3, chỉ trong một đêm, nhiều
quận đã bị san bằng. Trong vài giờ, 700.000 quả bom lửa đã được các máy
bay B-29 của Hoa Kỳ ném xuống Tokyo. Dân chúng đã hoài công vô ích để