cửu của dân tộc Nhật là một “Thiên hoàng”, người có uy quyền tuyệt đối
trên các thần dân của mình. Theo mô hình Trung Hoa và do ảnh hưởng sâu
đậm của Khổng giáo, nước Nhật đã có cả một hệ thống các trường trung
học và đại học chuyên đào tạo các quan chức nhà nước và quan lại địa
phương. Từ đó, hệt như một con sò, quần đảo Nhật Bản đã đóng chặt cửa
với thế giới bên ngoài trong suốt nhiều thế kỷ. Từ thế kỷ thứ XIX, nước
Nhật đã bước vào giai đoạn cải cách rất thức thời. Bởi vì sự cô lập khiến
cho nước Nhật lạc hậu khủng khiếp so với thế giới Tây phương đến mức,
vào năm 1543, xứ sở Mặt trời mọc đã phải hoảng hốt trước một khẩu đại
bác trên con tàu Bồ Đào Nha. Sau đó, vào năm 1853, nước Nhật đã lại một
lần khiếp nhược khi các cỗ pháo Hoa Kỳ và Anh phá toang các cửa khẩu để
đòi Nhật Bản mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài.
Năm 1859, ba cửa khẩu đã được mở ra cho Anh, Pháp, Hà Lan, Nga và
Hoa Kỳ. Nhưng đó cũng chính là lúc chấm dứt chế độ tướng quân
Tokugawa vốn ngự trị ở Nhật từ hơn 250 năm trước, và là lễ đăng quang
cho thời đại Minh trị. Trước mỗi đe dọa của ngoại bang dọc theo bờ biển,
Nhật Bản đứng trước một sự lựa chọn khó khăn. Ở Tokyo, người ta đã sớm
hiểu rằng chống chọi với sức mạnh quân sự và kỹ thuật của phương Tây là
điều vô ích. Điều đó, không nghi ngờ gì nữa, sẽ dứt khoát dẫn đến thảm
họa. Dưới áp lực của ngoại bang, cả hai hoàng đế Nhật và Trung Hoa đều
đã phải đi đến cùng một quyết định: mở cửa. Nhưng giữa Trung Hoa và
Nhật Bản lại có một sự khác biệt căn bản: nước Trung Hoa với trật tự ngàn
xưa bị phá vỡ vĩnh viễn bởi sự xuất hiện của người Tây phương, đã không
bao giờ biết thích nghi với thế giới bên ngoài. Nhật Bản, ngược lại, đã quyết
định từ bỏ thái độ cố chấp và tìm cách khai thác những tinh túy của phương
Tây. Để giữ lấy bản sắc dân tộc và tâm hồn tổ quốc, Minh Tri Thiên Hoàng
đã cho rằng cần giới hạn tối đa sự hiện diện của ngoại bang trên đất Nhật.
Để làm được điều đó, nước Nhật cần phải hùng mạnh để xóa bỏ sự cách
biệt về quân sự, khoa học và kỹ thuật so với các nước ngoại bang. Cần phải
làm sao để nước Nhật cũng hùng cường như họ và có đủ sức để chống lại
họ. Nhưng, để thực hiện được điều này, xã hội Nhật Bản cần phải được cách
tân và thu thập mọi kiến thức tốt nhất của phương Tây.
Lập tức, Minh Trị quyết định bãi bỏ chế độ đẳng cấp, nền tảng của chế
độ phong kiến. Các võ sĩ đạo không còn chủ để mà phục vụ. Họ trở thành
những cán bộ mới của nước Nhật hiện đại: giáo sư, luật sư, viên chức cao
cấp, nhà quản lý. Nhiều phái đoàn Nhật Bản được cử sang châu Âu và Mỹ
để nghiên cứu tinh hoa của các nên văn minh này. Các phái đoàn ấy đã trở
về với những kiến thức quý báu, đã được chọn lọc, phân tích, so sánh. Nước
Nhật không sao chép. Nó chỉ thu nhận, tiêu hóa, biến đổi và thích ứng với
những gì phù hợp với mình. Nhật Bản đã mô phỏng hệ thống giáo dục của
Pháp, mô hình hải quân Hoàng gia Anh. Một bộ luật dân sự mới được soạn
thảo chủ yếu từ bộ luật của Đức và luật hình sự của Pháp. Nhật Bản đã