Cuộc tấn công quân sự của Nhật Bản mở đầu tại Hồng Kông, một thuộc
địa của nước Anh. Hòn đảo này đã rơi vào tay của Nhật Bản trước sức tấn
công của hạm đội hoàng gia. Sau đó lần lượt đến Philippines, Guam,
Singapour, Bắc Kỳ và Nam Kỳ của Việt Nam. Quân đội Nhật hoàng tiếp tục
viễn chinh sang Malaixia, xâm nhập vào Miến Điện trong vịnh Xiêm La,
vào Sumatra ở Indonesia và đảo Célèbes ở Bornéo. Là cờ Nhật “Hinomaru”
với biểu tưởng mặt trời mọc, một hình ảnh được tôn thờ trên quần đảo Nhật
Bản đã phấp phới bay trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương, nơi được xây
dựng thành các căn cứ của hải quân hoàng gia. Nước Nhật muốn bành
trướng thế lực của mình lên cả vùng Đại Á, từ Sibérie cho đến tận Ấn Độ.
Nhường châu Âu cho Đức Quốc xã, vương quốc Mặt trời mọc chiếm lĩnh
toàn bộ Đại Đông Á.
Ngay tại nước Nhật, việc dồn sức cho chiến tranh cũng diễn ra quyết liệt.
Để nước Nhật có thể đảm đương vai trò “ngọn đuốc phương Đông”, trẻ em
Nhật đã bị động viên từ năm 12 tuổi, hàng trăm ngàn phụ nữ Nhật đã phải
lao động trong các xưởng vũ khí. Rất nhiều phụ nữ đã phải chui rúc trong
các hầm mỏ. Sinh viên Nhật không bị động viên đến xưởng máy thì phải ra
chiến trường và nhiều người trở thành phi công. Tokyo và nhiều thành phố
khác chìm ngập trong thiếu thốn và nạn chợ đen. Chế độ phân phối đã phải
áp dụng cho các loại nhu yếu phẩm hàng đầu. Trong cuộc chiến Thái Bình
Dương và cho đến khi bại trận, công nghiệp Nhật Bản đã chế tạo thành
công 15 tàu sân bay, 1115 tàu ngầm, nhiều tuần dương hạm, nhiều thiết giáp
hạm, nhiều tàu vét mìn và nhiều loại tàu chiến khác cùng hàng chục nghìn
máy bay tiêm kích, máy bay dội bom và các loại máy bay khác…, trong đó
loại chiến đấu cơ nổi tiếng “zero” hoàn toàn do các kỹ sư của các phân
xưởng Mitsubishi chế tạo. Khi các thất bại quân sự diễn ra liên tiếp và khi
viễn cảnh thua trận ngày một rõ thì những cuộc xuất kích của các máy bay
này trở thành những cuộc ra đi không trở về. Các máy bay Zero, do các
kamikaze (“Thần phong”) điều khiển đã trở thành biết bao quả bom có
người lái, lao thẳng xuống các mục tiêu của Hoa Kỳ, như một lần hy sinh
cuối cùng cho Tổ quốc.
Sau những giây phút hân hoan ban đầu trước các thắng lợi đầu tiên, nước
Nhật thời chiến đã sớm mất đi tất cả niềm vui sống. Các địa điểm vui chơi
đều bị đóng cửa, thậm chí cả các quán nước cũng bị hạn chế nghiêm ngặt.
Người ngoại quốc bị xem như mật thám và luôn bị kiểm soát chặt chẽ.
Nhưng, bất chấp lòng tự hào và bầu không khí hăng hái xung quanh, chủ
nghĩa anh hùng không phải lúc nào cũng hiện diện. Guillain hồi tưởng lại:
“Các thanh niên đã biến sắc khi nhận được lệnh động viên. Họ ghê sợ
điều đó. Họ sợ nó một cách khủng khiếp. Gia đình thường làm mọi thứ lễ
hội trong ngày đưa tiễn họ ở sân ga. Người Nhật được dạy bảo là phải
khước từ mọi tập quán Tây phương. Phụ nữ không được để đùi trần và