Bản vào cuộc hòa nhạc của các dân tộc và một cánh khác, theo chủ nghĩa
dân tộc cực đoan, đối kháng điên cuồng với phương Tây. Nhưng cánh ôn
hòa đã không theo kịp cánh kia. Về phần nhân dân Nhật Bản, họ không hề
hay biết gì về những hành động ghê tởm do quân đội Thiên hoàng gây ra.
Là nạn nhân của trò lừa bịp của các tướng lĩnh, họ đã bị lợi dụng bởi lối
tuyên truyền quân sự khá thô thiển.
“Mãi sau này, người dân mới hiểu được tất cả. Những chiến thắng quân
sự chỉ là dịp để diễu hành ồn ào, để bốc đồng say sưa. Tất cả đều đã được
sắp đặt. Việc chiếm Nam Kinh (Trung Hoa) chẳng qua cũng là dịp để rước
đèn. Việc chiếm Hàng Châu cũng vậy. Nhờ những thước phim thời sự ta đã
có thể xem lại những hình ảnh của chiến dịch xâm lược Trung Hoa. Ta có
thể thấy những chú lính Nhật lùn hung tợn đang tiến vào một nước Trung
Hoa già cỗi – rất già cỗi – rồi đập phá tan hoang. Thế nhưng chẳng ai biết
đến những hành động tàn bạo ấy kể cả những tội ác ở Nam Kinh.
[1]
những điều ấy, dân chúng Nhật chỉ mới thật sự biết đến từ năm 1968”.
Việc ký hiệp ước với Đức đã đánh dấu sự chuyển hướng triệt để của chủ
nghĩa dân tộc Nhật Bản. Nó đồng thời cũng chứng tỏ sự bất lực của hoàng
thân Kokoe Fuminaro (thủ tướng Nhật lúc bấy giờ) trước những yêu sách
ngày một quá quắt của giới quân sự.
“Tất nhiên, bản thân ông ta cũng có một phần trách nhiệm trong cuộc
chiến Trung Hoa. Chính ông đã gây chiến với Trung Hoa. Cũng chính ông,
sau đó, đã ký hiệp ước với Đức… Và, sau hôm ấy, người ta đã đọc thấy trên
tờ Japan Times một mẩu tin bất ngờ: “Thủ tướng Kokoe đã ký kết một hiệp
ước lịch sử với nước Đức và, sau lễ ký, ông đã khóc”. Ông chống lại. Phải !
Ông đã không bằng lòng với chiến dịch Trung Hoa. Ông luôn gây phiền hà
cho đa số, với cái quốc hội đã thối nát và bị lũng đoạn trầm trọng bởi giới
quân sự. Tất nhiên là rất thông minh, nhưng khi gặp những chuyện rầy rà,
bao giờ ông cũng thúc thủ và lui bước… sau khoảng bồn hoặc năm ngày”.
Quả cũng có rất nhiều nhà trí thức Nhật Bản chống lại thứ chủ nghĩa
bành trướng Nhật Bản ở châu Á. Nhưng nước Nhật đã lún sâu vào con
đường phát xít đến mức tuyệt đại đa số người Nhật, hệt như 75 triệu chú
cừu non ngoan ngoãn, cứ cung cúc đi theo.
“Đó là một trạng thái mê muội chung trong toàn dân: Hãy ngừng suy
nghĩ ! Hãy ghi tên mình vào danh sách những người yêu nước và thức
thời”.
Guillain kể lại.
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tuyên bố tham gia chiến tranh thế
giới lần thứ hai bằng một hành động ngoạn mục: tấn công Trân châu cảng,