NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 14

Chúng ta sẽ không thể hiểu được nước Nhật ngày nay nếu không hồi

tưởng lại những sự kiện lịch sử gần đây và không tìm lại những truyền
thống của dân tộc này. Bời đáng lẽ có lần đất nước này đã từng mưu đồ
thống trị cả phương Đông. Dựa trên một học thuyết nặng tính tôn giáo
mang tên là “Đại thịnh vượng”, Nhật Bản đã từng lôi kéo các quốc gia và
dân tộc Đông Á dưới sự lãnh đạo của nước Nhật cùng nhau xây dựng một
khối thịnh vượng chung. Chính thứ chủ nghĩa dân tộc cuồng tín đó đã dẫn
quân đội Thiên hoàng đi đến những nơi xa xôi nhất của châu Á cùng lá cờ
Mặt trời mọc. Thậm chí có thể có những tướng lĩnh tự huyễn hoặc với ước
mơ nước Nhật thống trị toàn thế giới. Thứ chủ nghĩa phiêu lưu ấy không
phải hình thành từ hư vô, bởi có thể tìm thấy điều ấy trong rất nhiều cổ thư
như Hakko Ichiu từng đề cập đến “sứ mệnh thiêng liêng” của dân tộc Nhật
là “đặt tám phương hoàn vũ dưới cùng một mái nhà” để dựng lên sự hài hòa
và phồn thịnh. Sự kích động mang tính tôn giáo ấy được dựa vào học thuyết
shinkoku-shugi, theo đó Nhật Bản được nâng lên thành một “thiên quốc”
cao hơn tất cả các nước khác và tổ tiên của người Nhật được nâng lên thành
“dân tộc khai thiên lập địa” mà minh chủ là Tenno, Thiên hoàng.

Một dân tộc bị huyễn hoặc bởi giới quân sự

Năm 1941, chính sách ngu dân điên rồ của một số tướng lĩnh quân sự

cực đoan đã phỉnh phờ cả một dân tộc. Sự điên rồ và lừa bịp ấy đã kết thúc
bằng một thảm họa cho dân tộc và một sự nhục nhã đến mức có lẽ người
Nhật sẽ vĩnh viễn không còn dám mơ tưởng gì đến phiêu lưu quân sự nữa.
Chính từ nỗi nhục nhã ê chề ấy, đã nảy sinh một khát vọng phục thù không
thể cưỡng được mà 45 năm sau khi bại trận, đã ngày một trở nên rõ ràng
hơn qua công cuộc tái thiết nước Nhật và qua ảnh hưởng không ngừng lớn
mạnh của nó trên sân khấu quốc tế.

Nước Nhật đã như thế nào trước khi bước vào cuộc chiến tranh ?

Từ ngày 27 tháng 9 năm 1940, ngày ký Hiệp ước thành lập phe Trục,

nước Nhật đã trở thành đồng minh của nước Đức Hitler và nước Ý phát xít.
Nhưng, từ lâu, chính phủ Mỹ đã không hề hoài nghi chút nào về khuynh
hướng hiếu chiến của chính quyền Nhật Bản. Chính quyền này, cũng như
quốc hội của nó, đã dần dần chuyển vào tay giới quân sự cánh hữu theo chủ
nghĩa dân tộc cực đoan nhất. Nhật hoàng quả có ý định ngăn cấm đất nước
lao vào cuộc chiến tranh. Nhưng theo lời đồn, người ta đã giấu nhẹm
không cho ông biết gì về thảm họa đang bao trùm lên nước mình. Một nhân
chứng may mắn đã biết rõ những năm tháng cầm quyền của phe quân sự: đó
là Robert Guillain, lúc ấy là thông tín viên của hãng thông tấn Havas, sau
này trở thành hãng thông tấn AFP. Đến Tokyo năm 1938, ông đã theo dõi
sát sự chuyển hướng đến chiến tranh của Nhật Bản. Cuộc tiến quân của
Nhật Bản sang Trung Hoa, theo lời ông nói với tôi, đã phân hóa sâu sắc giới
cầm quyền Nhật Bản: một cánh chủ trương sự hòa nhập hòa bình của Nhật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.