NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 18

không được đeo nữ trang. Khắp thành phố mọc lên nhan nhản các tổ chức
phụ nữ chuyên tố giác và bắt bớ. Các tổ chức này cũng làm cả nhiệm vụ thu
thập các chữ ký nhằm động viên tinh thần các chiến sĩ đã lên đường. Có cái
gọi là “chiếc đai một ngàn nút” được đặt trên một tấm vải lớn thường mang
biểu tượng vòng tròn đỏ của mặt trời mọc. Tất cả các thiếu nữ đi ngang qua
đều được yêu cầu dừng lại trong năm phút để thêu tên của mình lên đó. Sau
đó, các chiếc đai này sẽ được gửi đến cho các đơn vị ngoài mặt trận”.

Sau cái chết của Hirohito năm 1988, một câu hỏi bỗng cộm lên gây nhức

nhối cho những người Nhật và những nạn nhân còn sống sót trong cuộc
chiến: Nhật hoàng đã đóng vai trò cụ thể gì trong cuộc chiến và trong việc
chuẩn bị chiến tranh ? Có đúng Ngài là một bạo chúa, một tội phạm chiến
tranh như một số người đã mô tả không ? Bao quanh bởi một vài trung thần
có toàn quyền định đoạt, phải chăng Hirohito đã cố tình đẩy đất nước đến
sự cùng kiệt chỉ với mục đích duy nhất là áp đặt sự thống trị của mình trên
toàn nhân loại ? Chúng tôi không có ý định bào chữa cho những điều không
thể bào chữa được. Nhưng, khi lùi lại phân tích giai đoạn đầy đau thương ấy
và dựa trên các tư liệu đang dần dần được đưa ra công khai, các nhà quan
sát nghiêm túc về Nhật Bản đều cho rằng Nhật hoàng, ngược lại, đã có kiềm
chế bớt những nhà quân sự bốc đồng mỗi khi có dịp. Nhưng do bị cô lập
bởi những người có thể cung cấp các thông tin thực tế và cảnh giác về các
nguy cơ đang đe dọa, “Thiên tử” đã không kiểm soát được cả quân đội lẫn
chính nội các của Ngài, mà khi ấy chỉ còn là một chính thể bù nhìn.

“Giới quân phiệt năng nổ đã nắm tất cả - Guillain nói – Hiện nay đang có

một luận điểm lệch lạc, thuần túy bịa đặt về mưu đồ của một nhóm nhỏ các
nhân vật chóp bu và đầy tham vọng do hoàng đế cầm đầu. Không ! hoàng
đế chưa bao giờ là như vậy. Ông luôn tìm đủ mọi cách để được thông tin về
những chuyện diễn ra xung quanh. Về thực chất, đó là một nhà vua yêu
nước, là người gìn giữ các truyền thống văn hóa của Nhật Bản với ước
muốn trở thành một ông vua lập hiến. Trong nhiều năm trời, các bộ trưởng
được dân bầu ra đã đến với ông và nói rằng: “Tâu bệ hạ ! Vì sự an toàn của
đất nước, xin Người hãy làm như thế này, thế kia”. Đôi khi, Ông đã đặt ra
các câu hỏi. Mà một khi hoàng đế đã đặt câu hỏi thì điều đó có nghĩa là Ông
không bằng lòng. Nói cho cùng, Ông đã ghi dấu ấn như một con người yêu
nước: không một ai tạo điều kiện cho Ông để có thể làm khác hơn thế”.

Các cỗ pháo ngoại bang phá toang những cửa khẩu Nhật Bản

Trên thực tế, không một ai có thể giải thích được các bước phiêu lưu đen

tối của Nhật Bản từ sau những năm 30 chỉ bằng một vài luận điểm nặng
tính chỉ trích. Để hiểu, cần phải trở lại một chút với lịch sử. Từ thế kỷ thứ
VII, Nhật Bản đã mang dáng dấp một xã hội tinh tế được cai trị bằng luật
pháp. Bộ luật Taiho đã có hiệu lực trong một thời gian rất dài: từ nawmg
701 đến năm 1885. Biểu tượng cho sự thống nhất nhà nước và sự trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.