“Về phương diện công nghệ, công nghiệp và tài chính thì có thể. Nhất là
Châu Âu. Còn về ngành công nghiệp xe hơi, tôi cũng tin là có thể. Nhiều
ông chủ ngành xe hơi Nhật Bản nghĩ rằng sớm muộn gì các nhãn hiệu xe
hơi Châu Âu nổi tiếng cũng sẽ biến mất. Họ chỉ nói riêng với nhau. Tôi đã
nghe những phát biểu đó. Trong 10 năm tới, tôi nghĩ rằng chỉ còn các nhãn
hiệu này tại Châu Âu, đó là Fiat, Volkswagen, Toyota, Nissan và Honda.
Mercedès cũng còn để đáp ứng loại thị hiếu cao cấp. Và cũng có thể còn
Volvo. Đối với Peugeot và Renault, thật khó tồn tại nổi. Hai hãng này
không đủ sức cạnh trang”.
Hidetada Maezawa tỏ ra ân hận vì cuộc “chìm tàu” của các hãng này do
nền công nghiệp của các nước mình gây ra :
“Tôi nghĩ là các nhà sản xuất xe hơi Nhật cần để cho các nhà sản xuất
Châu Âu có thời gian để có thể kịp thích ứng”.
Nhưng họ có làm điều đó không ? Câu trả lời xem ra là không.
“Ông biết không, họ chỉ luôn nghĩ đến tiền, đến quyền lực, đến phần thị
trường được chia. Nhưng cũng nên nói rõ đó là chuyện hoàn toàn bình
thường. Đó là qui luật của kinh doanh và sản xuất”.
Hidetada Maezawa không hề nghĩ rằng đầu tư của Nhật ở nước Anh
mang hình thái một sự thực dân hóa về kinh tế. Song ông nhấn mạnh rằng
chính nước Anh đã quyết định bỏ mặc cho Nhật một số lĩnh vực công
nghiệp then chốt. Bản thân ông ta, nếu là một người có trách nhiệm quyết
định nền kinh tế Pháp, chắc ông sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo
vệ nền kinh tế đất nước trước sức tiến công của Nhật.
Những lời chỉ trích Nhật liệu có ích gì ?
“Tôi tin rằng nhiều người Nhật đang suy nghĩ về những điều bà Cresson
nói. Họ sẽ rút ra kết luận là cần chú ý đến các lời chỉ trích này sửa đổi chính
sách đầu tư của Nhật ở Châu Âu. Sony và nhiều xí nghiệp Nhật khác đang
suy nghĩ về những gì họ sắp tiến hành ở Châu Âu. Như ông biết, họ muốn
thích nghi với Châu Âu. Họ cố gắng hiểu nền văn hóa Châu Âu để thích
nghi tốt hơn với Châu Âu tương lai và nhờ đấy trở thành những người bạn
đồng hành thực sự với người Châu Âu. Dù sao, đối với Nhật, giữ một sự
hợp tác tốt với các người bạn Châu Âu và Mỹ là điều cần thiết. Dù sao,
nước Nhật không thể ăn một mình được”.
Song trước viễn ảnh của thị trường thống nhất Châu Âu vào năm 1992,
phải chăng sự lo sợ đang bao trùm trên các “bột tham mưu” của nền công
nghiệp Nhật Bản ?
“Vâng, đó là lý do vì sao các xí nghiệp Nhật Bản đang vội vã đầu tư vào
Châu Âu trước khi cánh cửa đóng lại vào năm 1992”.