NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 239

‘Tôi không nghĩ rằng một chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi có thể phát triển trở

lại ở Nhật. Nhưng một thứ chủ nghĩa dân tộc cởi mở hơn, là có cơ sở. Một
chủ nghĩa dân tộc bao gồm cả Châu Á chẳng hạn. Nó gồm cả Trung Quốc,
Triều Tiên, Đông Á và Nam Á. Sẽ không còn là chủ nghĩa dân tộc, nhưng là
thứ chủ nghĩa khu vực. Mạnh về kinh tế, người Nhật đã trở nên đầy tham
vọng. Mới đây thôi, đã đặt ra vấn đề hợp tác giữa quan đội Nhật và quân
đội Thái Lan. Quả là điều đó không được cụ thể hóa. Nhưng 10 năm trước
đây, bản thân ý tưởng đó bị xem là kỳ cục. Khi không còn lực lượng quân
sự Mỹ, quân đội Nhật tìm cách chứng tở khả năng của nó trong vùng. Nhiều
giới ở Nhật đã trở nên rất hiếu chiến. Một số cũng rất thông minh. Họ chờ
đợi môt biến chuyển quốc tế để khai thác có lợi cho họ. Sau chiến tranh thế
giới lần thế giới, những tầng lớp người Nhật này đã bị đánh bại và nước
Nhật đã phải nỗi lực để xây dựng lại nền kinh tế của mình.

Những giới này không thể nói được gì, bởi vì giờ đây thời điểm là của

xuất khẩu và cải tiến công nghệ. Nhưng, bây giờ nước Nhật đã lấy lại được
sự tự tin nơi mình. Chúng tôi có đồng yên rất mạnh. Chúng tôi có thể gây
ảnh hưởng đến chính phủ Mỹ và Châu Âu. Sự tự tin này có thể dễ dàng
chuyển thành sự ngạo mạn. Bởi vậy, những tầng lớp người Nhật này sắp
ngóc đầu dậy. Họ đang phục hồi các lực lượng của họ. Tôi cảm thấy đã có
hẳn một đại bản doanh gồm các cá nhân đã sẵn sàng để nắm quyền kiểm
soát ở nước Nhật. Vì vậy, tôi rất lo ngại cho tương lai của chúng tôi”.

Keiichi Kamoshida quả quyết rằng không chỉ một mình ông nghĩ như

vậy mà có cả những viên chức cao cấp ở Bộ ngoại giao. Ông nói tiếp :

“Để tránh thảm họa, các nhà lãnh đạo Nhật phải bắt đầu bằng việc yêu

cầu các nhà doanh nghiệp ở nước ngoài trở về Nhật. Chúng tôi phải chấm
dứt sự bành trướng này. Chúng tôi cũng phải giảm số lượng du khách Nhật.
Thử nhìn xem : 10.000.000 người đi du lịch trong năm 1990 ! Việc người
Nhật đi tham quan nước ngoài, tiêu tiền ở đó, xem ra có vẻ là tốt. Song
trước hết, chúng tôi cần họ yêu mến chính đất nước mình. Những người
Nhật này gây phiền hà cho người dân địa phương. Kế đến, họ tiêu xài, mua
sắm như điên cuồng ! Họ phá hủy truyền thống của dân tộc này. Đây là vấn
đề văn hóa, một phẩm giá của những người đàn ông và những người đàn bà
nước ngoài và về phẩm giá của những người Nhật này”.

Keiichi Kamoshida giải thích thêm :

“Khi tôi rời Paris cùng với gia đình để trở về Nhật vào tháng 10/ 1989,

tôi đã để đứa con thứ hai của tôi ở lại đó. Nó đã 20 tuổi và nay đang học đại
học. Lúc tôi gặp nó, chúng tôi trao đổi về nước Nhật và nước Pháp. Cách đó
không lâu, nó trở về Nhật trong một tháng. Nước Nhật, đó là Tổ quốc của
nó. Nó phải trở về vì là một sinh viên Nhật. Trong thời gian ở Tokyo, nó đã
quan sát khắc nơi, nó đến các siêu thị, nó gặp bạn bè, nó đi nhảy ở các vũ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.