Keiichi Kamoshida là người ủng hộ nhiệt tình của Edith Cresson.
“Bà Cresson có lý. Có lẽ khoảng 70%. Năm tới, khi sự việc diễn ra, bà sẽ
có lý 80%. Quan điểm của tôi về Nhật không hề thay đổi kể từ khi tôi rời
nước này cách đây hơn 10 năm. Tôi được cử đi công tác ở Le Caire. Chính
sự giao tiếp với người nước ngoài đã làm cho tôi mở mắt ra. Họ đã nói rất
thẳng thắn với tôi về các vấn đề liên quan đến thái độ của Nhật trên thế giới.
Nhiều người đã nói với tôi rằng họ không thể nào chấp nhận nước Nhật
được. “Chúng tôi không thể chấp nhận các phương pháp của Nhật. Người
Nhật các ông rất mạnh trên lĩnh vực công nghệ. Nhưng các ông cần tỏ ra
khiêm tốn và hãy cảnh giác về sự xâm lược kinh tế”. Tôi nghe những điều
đó lần đầu tiên vào năm 1976 ở Le Caire. Và tôi đồng ý với những người
đó. Trở về Nhật, tôi hòa nhập trở lại với cuộc sống ở Tokyo. Nhưng một cái
gì đó khác lạ đã nảy sinh trong con người tôi. Có lẽ tôi thuộc về một thiểu
số rất nhỏ ở Nhật. Nhưng quan điểm của tôi ngày càng tỏ ra chính xác. Và
ngày nay, cả thế giới đều đặt vấn đề về vị trí của Nhật trong thế giới”.
Bởi vậy, cần phải làm gì để đảo lộn khuynh cô lập Nhật Bản ? Keiichi
Kamoshida không ngần ngại :
“Chúng tôi phải chọn một đường lối hòa hoãn hơn, khoan dung hơn.
Nhưng tôi nghĩ rằng đã quá trễ. Thực tế, tôi rất bi quan về tương lai của
nước Nhật. Chúng tôi thiếu nhạy cảm trong các quan hệ quốc tế. Ví dụ gần
nhất là gì nhỉ ? Đó là trước những chuyển biến ở Đông Âu, nhiều nhà lãnh
đạo cao cấp của chúng tôi chỉ nghĩ đến chuyện kiếm tiền các thị trường mới
ở đó. Ngu xuẩn làm sao ! Một hành động khiêu khích mới đối với Châu Âu,
Mỹ và Liên Xô. Cái đích của tất cả các nước này bây giờ là Nhật. Tôi
không thích nói rằng lịch sử lập lại, song dường như là như vậy. Cứ thử
nhìn thái độ của Nhật trước chiến trang thế giới lần thứ hai. Tình hình hiện
nay cho thấy vài dấu hiệu tương tự. Chúng tôi cũng cũng đóng một vai trò
tương tự. Và trong vài năm nữa, có thể rồi nước Nhật trở nên ngạo mạn
hơn. Ngạo mạn đến mức không còn ai có thể chế ngự được nổi cơn điên
loạn này nữa. Người Đức đã chứng tỏ sự thông minh hơn, bởi lẽ toàn thể
Châu Âu đã tiến hành sự hợp nhất Đức. Tôi không thể thấy điều đó ở Châu
Á. Tôi đồng ý rằng trong các năm sắp tới, chủ nghĩa dân tộc sẽ được phục
hồi ở Nhật. Và bởi vậy, thời kỳ cô lập mạnh mẽ nhất sẽ đến. Và nhờ thế, vài
nhà lãnh đạo mới của Nhật sẽ có thể đổ dầu vào lửa bằng cách kích động
quần chúng. Không ai đi theo một nhà lãnh đạo như thế vào lúc này. Nhưng
còn ngày mai ? Và trong trường hợp đó, các quan hệ của chúng tôi với
Trung Quốc, với Triều Tiên sẽ trở nên tế nhị hơn”.
Phải chăng người Nhật điên rồ đến nỗi không nhớ đến một quá khứ mới
đây sao ?