NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 236

Koji Sugiue nhấn mạnh :

“Dù gì đi nữa, nước Nhật cũng sẽ không hề chịu bù lỗ để đổi lấy sự tự do

hóa của thị trường Châu Âu. Trách nhiệm của CEE là phải tự do hóa và tự
hủy bỏ những hạn chế bất hợp lệ, chiếu theo các qui định của GATT. CEE
sẽ không được đòi hỏi bù lỗ. Chúng tôi không có lỗi gì. Chính CEE mới có
lỗi. Tại sao lạo phải trả tiền bù lỗ ? Nhưng nói như thế, chúng tôi hiểu tầm
quan trọng của vụ việc này và chugns tôi tự giữ một thái độ hợp tác với
CEE”.

Koji Sugiue hé cho thấy nước ông sẽ sẵn sàng chấp nhận một sự “tự hạn

chế” xuất khẩu của mình sang thị trường CEE sau năm 1992 trong một thời
gian nhất định. Nhưng ông vội thêm rằng Nhật không chấp nhận nguyên tắc
do một số nước như Pháp đòi hỏi, là phải tính chung trong các hạn ngạch
nhất thời ấy sản lượng xe hơi Nhật sản xuất tại các nước này ( phi địa
phương hóa).

“Chúng tôi nghe nói rằng một số nước của CEE cứ nằng nặc đòi cho

bằng được là sản lượng xe hơi trong các xí nghiệp phi địa phương hóa của
Nhật tại Châu Âu cũng phải được tính vào hạn ngạch. Đó là một vấn đề căn
bản, vì sự tác động của nó quá lớn đối với Nhật. Không chỉ trong lĩnh vực
xe hơi, mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác và trong tất cả các nước khác.
Nó sẽ là một tiền lệ nghiêm trọng và không thể chấp nhận được. Các nguồn
đầu tư của Nhật ở nước ngoài không thể bị phạt vạ như vậy. Tất cả các xí
nghiệp thành lập ở nước ngoài với vốn đầu tư của Nhật như Nissan ở nước
Anh, cần phải được đối xử như là một xí nghiệp của CEE. Một lần nữa, đó
là vì sự hợp lý mà chúng tôi nói”.

Như để kết luận, Koji Sugiue khẳng định là tuy vậy nước Nhật đã rút tỉa

được nhiều bài học trong hợp tác kinh tế đôi khi đầy sóng gió với thế giới
bên ngoài.

“Nếu công nghiệp Nhật muốn tồn tại và tiếp tục phồn thịnh, các xí

nghiệp của nó cần phải toàn cầu hóa những hoạt động của mình trong các
nước khác. Song các xí nghiệp này cũng phải suy nghĩ về những đóng góp
mà họ mang lại cho nước chủ nhà, cho nền công nghiệp địa phương, cho
chính phủ của nước này. Nói tóm lại, các xí nghiệp này phải xử sự như các
công dân tốt của các nước chủ nhà”.

Công việc còn lại đối với một người nước ngoài – sau khi nói chuyện với

Koji Sugiue – là phải phân biệt trong các ý kiến này, đầu là phần diễn văn
về tình hình của một nước Nhật đang tìm cách chơi trò ru ngủ những ngờ
vực của Châu Âu và đầu là phần phát biểu chân thật của một nước Nhật
đang thực sự lo âu về hình ảnh nhãn hiệu của nó ở nước ngoài đang xuống
cấp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.